Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009

Một số trò chơi vận động ngoài trời dành cho chó



Chỉ là tham khảo ở các forum ở nước ngoài, em xin mạn phép giới thiệu ở đây để mọi người cùng tham khảo. Tất nhiên chẳng thể áp dụng triệt để trăm phần trăm nước ngoài vào VN, nhưng có cái nào làm được thì ta cứ sáng tạo mà làm. Chó vui chó khỏe mà người cũng thấy hạnh phúc hơn.

Trò thứ nhất, khá đơn giản: bắt đĩa bay. Cần 1 khoảng không gian khá rộng, 1 cái đĩa lượn (chẳng hiểu tả nó bằng từ gì cho chuẩn).

Đầu tiên là tập gần, cho chó vui và thích được giành lấy đĩa. Sau đó tập quăng nhẹ để cắp vật mang về, cuối cùng là chủ đứng ở cách xa, sau đó lia đĩa về phía chó để chó nhảy lên ngoạm chúng. Giá kể thuần thục có khi sau này mở hội thi vui xem chó nào cắp trúng được nhiều đĩa nhất. Hà hà...

Minh họa:


Trò thứ 2: thi kéo nặng, ko cần không gian quá rộng, dụng cụ gồm bộ yên cương thiết kế chuẩn, chắc chắn nhưng có lót mềm để ko làm đau chó, tây thì người ta dùng xe có vẻ đèm đẹp, còn ta thì tận dụng sẵn có, xe cải tiến cũng được (tuy nhiên 4 bánh dễ cho chó hơn).

Minh họa:


Trò các môn phối hợp: hơi khó với điều kiện của ta, cần khoảng rộng vừa đủ và nhiều dụng cụ khác nhau.

Cái này thi thoảng xem ESPN vẫn thấy họ thi. Giá mà ta cũng có điều kiện cho chó nhà tập luyện thì vui biết mấy.

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2009

Nụ hôn yêu thuơng


Nụ hôn yêu thuơng

"Đây là lần đầu tiên một người xa lạ dám chạm đến tôi, kể từ khi tôi bị AIDS...", bà Mary quay mặt đi , hai tay ôm lấy mặt và khóc.

Mary là một quả phụ đã ngoài năm mươi, bà từng làm điều dưỡng trong một bệnh viện. Vì tình thương yêu con cháu, bà quyết định trải qua cơn phẫu thuật hết sức nguy hiểm do căn bệnh suy tim mang lại. Nhưng lúc này đây, bệnh viện nơi bà ở hoàn toàn khác biệt so vơi những bệnh viện khác. Bà mắc phải căn bệnh viêm phổi và thật đau xót làm sao khi bà được chuẩn đoán là bị nhiễm AIDS.
Là tình nguyện viên của một tổ chức xã hội, tôi có nhiệm vụ phải đến thăm các bệnh nhân AIDS ở bệnh viện này ít nhất mỗi ngày một lần. Tôi đã đến an ủi từng bệnh nhân, giúp họ thấy được một điều rằng có rất nhiều người quan tâm đế họ ngoại trừ gia đình và các nhân viên y tế. Tôi và các bệnh nhân ở đây ngày càng trở nên thân thiết hơn, tôi thường chào họ bằng một cái ôm siết chặt và một nụ hôn trên má.
Sau lần thứ ba tôi đến thăm Mary, tôi đã hỏi bà một cách lịch sự rằng: "Liệu cháu có thể ôm và hôn lên má bà không ạ?". Mary mỉm cười, giang rộng vòng tay và nói: "Vâng, bà rất thích điều đó". Khi tôi buông bà ra, tôi thấy những giọt nước mắt đang lăn trên đôi gò má của bà. "Có chuyện gì vậy, thưa bà?", tôi vội hỏi.
"Đây là lần đầu tiên một người xa lạ dám chạm đến tôi, kể từ khi tôi bị AIDS. Các nhân viên y tế dám đụng đến tôi, nhưng..." .Mary quay mặt đi nơi khác, hai tay ôm lấy mặt và khóc. "Ngay cả con trai tôi cũng vậy, nó không cho phép tôi tới gặp mặt những đứa cháu", bà nói trong tiếng nấc nghẹn. "Khi những đứa con tôi đến thăm tôi, họ ngồi ở tận lối đi băng ngang phòng, rất cách xa tôi".

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2009

American Indian Dog

American Indian Dog - Người vệ sỹ tin cẩn của thổ dân da đỏ

Tên gọi Chó thổ dân da đỏ

Nguồn gốc

Chó thổ dân da đỏ có nguồn gốc từ 30 ngìn năm trước trên lục địa Bắc và Nam Mỹ. Chúng chủ yếu được hình thành và thuần hoá bới các tộc người da đỏ và trở nên một thành phần không thể thiếu được trong văn hoá của các bộ lạc này. Từ 4000 năm trước, những người da đỏ châu Mỹ đã sử dụng loài chó này trong săn bắn, canh gác và cai quản súc vật. Chúng còn được dùng trong việc kéo xe trở đồ trong các cuộc di chuyển. Ngoài ra chúgn còn sửởi ấm cho chủ nhân trong những đêm giá rét và cung cấp lông cho dệt vải và trao đổi hàng hoá.Một điều rất quan trọng trong việc bảo tồn giống chó cổ xưa này là gìn giữ và phát triển sự cân bằng tự nhiên, bản năng gốc và khả năng thích nghi linh hoạt với công việc của chúng. Giống chó tuyệt vời này gần như đã bị tuyệt chủng trong những năm cuối này. Giờ đây, nhờ có các nghiên cứu và chọn lọc giống một cách khoa học, hy vọng rằng chúng có thể trở lại vị trí xưa kia trong xã hội của loài người.



Mô tả

Là giống chó thuộc nhóm chăn đoàn gia súc, có kích thước nhỡ và thân hình thon thả, mõm có hình thù tự nhiên giống sói, tai dài và dựng đứng, rất linh hoạt, luôn hướng ra phía trước. Đuôi xù thường buông xõng nhưng hơi cong lên ở phần cuối, thường dựng đứng khi thể hiện sự vượt trội, hoặc duỗi thẳng khi đang chạy. Đầu có tỷ lệ cân đối với thân mình. Da đầu hơi lồi lên ở phần giữa đôi tai. Mắt có hình quả hạnh đào và kích thước nhỡ. Đặc biệt mắt giống chó này có màu vàng hoặc xanh sáng quắc như hổ phách, trông rất lạnh lùng. Mí mắt có màu đen và khép kín. Mũi trung bình, màu đen và có điểm màu nâu sẫm. Môi mỏng và màu đen, khi khép chặt che kín hàm răng. Răng chỉ có loại răng nanh. Phần lưng thẳng và hơi dài hơn đuôi một chút. Ức sâu, nhưng không rộng. hai chân trước thanh mảnh và hơi chìa ra ngoài. Hai chân sau dài, cơ bắp và rất thẳng. Đôi khi có huyền đề, nhưng thường bị cắt bỏ đi khi còn nhỏ. Bàn chân nhỏ như chân mèo, ngón chân khít và có cấu trúc rất cân đối. Móng chân ngắn và mập. Lông dày vừa phải, bóng mượt. Có hai lớp: lớp bảo vệ phía ngoài dài và cứng, lớp trong dày và mềm. Lông ở các phần ngực, vai, hông, chân và đuôi thường dài hơn các chỗ khác. Bộ lông thường có các màu: Trắng, xanh, Đen, Đỏ vàng, xám, đỏ pha nâu, nâu, socola, kem, và màu bạc. Tất cả các màu trên có thể hoà trộn với nhau một cách tự nhiên, rất ít khi có những điểm màu riêng biệt hiện rõ. Đuôi thường có màu sẫm khoảng ¾ tính từ chỏm.



Tính cách

Là giống chó đặc biệt thông minh, chúng luôn thể hiện bản năng tự nhiên và đặc biệt là rất có ý thức về chủ quyền. Luôn thể hiện một cách mãnh liệt sự quyến luyến và trung thành với gia chủ. Không bao giờ tỏ ra dữ dằn, nhưng chúng luôn tỏ ra cảnh giác đối với người lạ. Là giống chó rất thích hợp cho việc trông nhà, có khả năng thích nghi với mọi điều kiện môi trường. Ngoài ra tính linh hoạt trong công việc cũng là một tính cách nổi trội của giống chó này.



Chiều cao, cân nặng

Cao: 19 - 21 inches (48 – 54 cm). Chó cái cao 18 – 20 inches (46–51cm)

Cân nặng: 30 - 45 pounds (14 – 21 kg). Chó cái 25 – 40 pounds (11 – 18 kg)

MÈO MỸ LÔNG NGẮN

Bạn đăng quảng cáo tìm một chú mèo thân thiện, dễ gần, thích chơi với trẻ em?? Thật không có gì đơn giản hơn, hãy tìm một chú Mèo Mỹ lông ngắn bạn nhé.

Tên tiếng Anh: American Shorthair

Giống mèo Mỹ lông ngắn nổi tiếng vì sức khoẻ, vẻ đẹp, tính cách trầm lặng và sự hoà nhã với trẻ em hay những chú chó. Mèo Mỹ lông ngắn là loài mèo riêng của nước Mỹ, tồn tại cùng người dân Mỹ kể từ khi những người đầu tiên từ châu Âu sang Bắc Mỹ để khai hoang. Ghi chép cho thấy, con tàu có tên “Hoa Tháng Năm”- đã nuôi một vài chú mèo để cho chúng bắt lũ chuột phá phách hàng hoá trên tàu. Vài thế kỷ trôi qua, giống mèo này đã phát triển rộng rãi và trở nên đông đàn dài lũ tại Bắc Mỹ.

Bên cạnh vẻ đẹp và sự đằm thắm dịu dàng, chú mèo này còn nổi tiếng bởi khả năng bắt chuột thuộc dạng “siêu”. Năm 1986, một chú mèo mướp lông ngắn với những vệt lông màu nâu- thậm chí đã được ra giá lên tới 2,500 dollars ở Hội Mèo Thường niên tại quảng trường Madison. Các bạn chép miệng: “Xì, $2,500 thì là cái quái gì đâu cơ chứ???”, nhưng các bạn ơi, hãy tưởng tượng số tiền đó vào thời điểm cách đây đến hơn 100 năm xem, nó to đùng các bạn ạ.




Đầu thế kỷ 20, một số người ngoại quốc đã lai giống giữa mèo xiêm, mèo lông dài và mèo lông ngắn, để tạo ra một loạt các bé mèo con xinh xắn đủ chủng loại, thân dài hay thân mập, màu sắc, tính tình. Việc lai tạo đó có mục đích chính là tìm ra một giống mèo tuyệt vời để tặng riêng cho vùng Bắc Mỹ, giống mèo đó phải có đủ những yêu cầu như có một khuôn mặt thật xinh, một tính cách hết sức dịu dàng nhu mì và thân thiện, bên cạnh đó là bộ lông đẹp một cách hoàn hảo…. Và họ đã đạt được mục đích, giốngmèo Mỹ lông ngắn ra đời, như chúng ta biết ngày nay.

Năm 1906, hiệp hội Giống mèo và Những người yêu mèo- CFA- đã chính thức công nhận giống mèo đáng yêu này là một trong 5 giống mèo được đăng ký chủng loại.

Ban đầu, giống mèo này có tên là Mèo Nhà Lông ngắn, nhưng về sau người ta đặt tên mới cho chúng là Mèo Mỹ lông ngắn, giống như một quà tặng đặc biệt dành riêng cho người Mỹ, mang tính đặc trưng và khác biệt đối với các giống mèo lông ngắn khác.

Một chú mèo lông ngắn không thuần chủng (mèo nhà) nhìn có thể hơi giống giống Mèo Mỹ lông ngắn, kiểu như mèo mướp chẳng hạn. Chúng có thể giống nhau về hình dáng, màu sắc của bộ lông, tính cách… Để lựa chọn ra một chú mèo thuần chủng, cần phải mất hàng năm, có khi phải lựa chọn qua mấy thế hệ mèo từ mỗi lứa mèo, mới may mắn tìm ra được một chú mèo thực sự thuần chủng.




Mèo Mỹ lông ngắn thường trở thành diễn viên xiếc do sự tính chắc chắn và vững mạnh của chúng. Có vài tá mèo Mỹ lông ngắn đạt được tiêu chuẩn quốc tế thông qua hội thi “Những chú mèo của năm” và” Những em mèo con của năm”. Mèo Mỹ lông ngắn thường đạt được danh hiệu “Chú mèo hoàn hảo”, và mỗi năm hơn một trăm chú mèo được đạt danh hiệu Quán quân Mèo, hoặc Chú Mèo tuyệt vời nhất, hoặc Chú mèo có phẩm chất cao, kể cả các show mèo nhỏ hoặc các show mèo quốc tế

Mèo Mỹ lông ngắn thuộc loại chẳng ưa sự chăm sóc thái quá. Giống mèo xinh đẹp này không những là một sinh vật dễ thương cho chúng ta ngắm nghía, mà còn khỏe mạnh, dễ tính và rất dễ chia sẻ. Mèo đực thường gây ấn tượng hơn là mèo cái, khi trưởng thành, chúng nặng từ 6 đến 8 kg. Những chú mèo cái thì nhỏ hơn, chúng nặng khoảng từ 4 đến 7 kg. Tuổi thọ của mèo Mỹ lông ngắn khá dài, từ 15 đến 20 năm, dĩ nhiên tuỳ thuộc vào chế độ tiêm chủng chống bệnh tật thường niên, chế độ ăn kiêng hoặc những thực đơn ăn uống chất lượng, và đặc biệt là tình yêu dành cho chúng nữa.

Mèo Mỹ lông ngắn có trên 80 màu sắc khác nhau, như màu vằn đặc trưng của giống mèo mướp với đôi mắt xanh sáng long lanh, hoặc màu ánh bạc, màu khói, màu pha trộn.. Nổi tiếng nhất vẫn là giống mèo này ở màu lông mướp, với những vệt vằn đen trên nền xám bạc sang trọng. Nếu bạn để ý, sẽ thấy những chú mèo này xuất hiện rất nhiều trong các chương trình quảng cáo trên ti vi hoặc trên tạp chí, và các bộ phim nữa.

Và, không nghi ngại gì khi chú mèo Mỹ lông ngắn xinh đẹp này được đứng vào top 10 của những chú mèo thuần chủng đẹp nhất thế giới, là một ngôi sao lấp lánh của thế giới loài mèo.

(Nguồn: CFA)

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2009

THÚ CƯNG VÀ SỨC KHỎE

Những Thú Cưng sẽ giúp ích cho sức khỏe của Con Người
Những Thú Cưng sẽ giúp ích cho sức khỏe của Con NgườiMèo là sinh vật tuyệt diệu giúp giải stress và mệt mỏi cho con người. Nhà tâm lý học Mỹ Boris Levinson là người đầu tiên áp dụng thuật ngữ "động vật trị liệu" cho hành động chăm sóc động vật thông thường. Thuật ngữ ra đời đầu tiên vào giữa thập kỷ 1960. Và các nhà tâm lý học bắt đầu sử dụng nó để điều trị cho các em nhỏ bị chứng tự kỷ. Ở thời điểm đó, phương pháp của Levinson không phải là một cuộc cách mạng. Người ta đã biết rằng vào thế kỷ 18, các bác sĩ của Bệnh viện tâm thần York Retreat ở Anh đã nuôi những con mèo, chó, thỏ và chim để phục vụ chữa bệnh. Các chuyên gia của bệnh viện này tin rằng việc chăm sóc các con vật sẽ tạo cho bệnh nhân nhiều cảm xúc tích cực.

Trị liệu bằng mèo là phương pháp rất phổ biến. Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng mọi hành vi của mèo đều có thể chữa bệnh cho người. Tiếng gừ gừ của nó có tần số 4-16 Hz theo một cách nào đó đã cải thiện hệ miễn dịch. Mèo cũng có khả năng bí ẩn nhận dạng những nội tạng đang đau đớn của con người. Khi một con mèo cảm thấy bà chủ có nội tạng đang ốm, nó sẽ ngồi sát vào cô ấy, kêu gừ gừ, giậm chân và liên tục cào nhẹ bằng bộ móng của mình.

Trị liệu bằng mèo giúp giải toả căng thẳng tâm lý, mệt mỏi, đau đầu, làm giảm huyết áp nếu nó quá cao, làm cân bằng các xung điện của cơ thể, đồng thời xoa dịu cái đau gây ra bởi bệnh thấp khớp và đau dạ dày. Những người truyền bá liệu pháp mèo khẳng định rằng các giống mèo khác nhau có thể chữa trị các bệnh khác nhau. Chẳng hạn, những con mèo có lông tơ như mèo Ba Tư là bài thuốc lý tưởng đối với bệnh mất ngủ hay đau dây thần kinh. Người mắc bệnh gan, thận hoặc viêm dạ dày, ruột kết nên có một chú mèo lông mượt.
--------------------------------------------------------------------------------------

Ngoài ra Chó đứng thứ hai ngay sau mèo trong danh sách những động vật 'lương y'. Những người thường xuyên đi dạo với anh bạn bốn chân này sẽ giảm các cơn đau. Ngoài ra, nước bọt của chó chứa lycozyme, một tác nhân chống lây nhiễm giúp mau liền vết thương trong thời gian ngắn. Những con chó lớn có nhịp điệu alpha mạnh, bởi vậy các bệnh nhân tim có thể giữ chúng bên cạnh trong ít nhất nửa giờ mỗi ngày sẽ cảm thấy tốt hơn.

Cưỡi ngựa là liệu pháp thứ ba sau hai cách trên. Hippocrates từng nói rằng ngồi trên một cái yên giúp loại bỏ được những ý nghĩ ảm đạm. Cưỡi ngựa là một liệu pháp hoàn hảo cho sự phục hồi của những bệnh nhân bị chấn thương cột sống, loạn dưỡng cơ, liệt chân và viêm khớp. Ở Anh, cưỡi ngựa được sử dụng thậm chỉ để điều trị cho những bệnh nhân nghiện hút.

Trị liệu bằng cá heo cũng tốt cho việc hồi phục tâm lý ở những bệnh nhân bị tai nạn giao thông. Ở châu Phi, voi giúp chữa khỏi một số bệnh ở người, còn ở Australia, kangaroo nhiều khi trở thành "thuốc".
Mèo Ba Tư

Mèo Ba TưMèo Ba Tư là một trong những giống mèo lông xù phổ biến nhất trên thế giới. Chúng có thân hình chắc khỏe, đầu to, hai mắt tròn biểu cảm. Theo như nghiên cứu thì chúng xuất hiện hầu như cùng một lúc tại các vùng núi hẻo lánh của các nước vùng Vịnh Persik, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc.

Mèo Ba Tư có bộ lông 2 lớp với lớp lông dài phía ngoài và lớp lông ngắn khá dày ở bên trong. Đuôi của chúng luôn xù nên việc chăm sóc cho bộ lông của giống mèo này là một công việc rất quan trọng nhất. Bạn đừng nên nghĩ đến việc mua về một chú mèo loại này nếu như không thể dành cho chúng một khoảng thời gian hàng ngày để chăm sóc bộ lông bằng các loại lược chuyên dụng. Việc chải lông này ít nhất tốn 10 phút, nhưng quan trọng là phải được thực hiện đều đặn
hàng ngày.

Giống mèo này có vẻ như không thích hợp lắm với những người chủ nhân ưa sạch sẽ vì chúng rụng lông rất nhiều. Tuy nhiên, nhờ có bản tính mềm mại, dễ chịu và ôn hòa, giống mèo Ba Tư vẫn tiếp tục được xếp vào những con vật được yêu thích nhất trong gia đình. Chúng rất thông minh, thân thiện và quyến luyến với chủ. Bản tính ôn hòa của mèo Ba Tư là bằng chứng về các nhu cầu tương đối đơn giản của chúng và khả năng phù hợp với cuộc sống của những người chủ bận rộn nhất. Chúng không tỏ ra khó chịu khi bị nhốt trong nhà suốt ngày, và việc được thả ra vườn cũng không lấy gì làm quá quan trọng, mặc dù nếu được thả, chúng cũng sẽ sẵn sàng leo trèo cây cối với sự khoan khoái rõ rệt.

Bạn có thể gặp mèo Ba Tư với rất nhiều màu lông khác nhau: Màu kem, màu trắng, màu xám xanh (blue), màu đỏ, màu nâu, vằn vện… Hiện nay, yêu cầu tuyệt đối của giống mèo này là mũi bé và mắt to nên những cá thể đạt được các tiêu chí trên có thể sẽ gặp khó khăn trong việc hít thở hoặc bị chảy nước mắt. Vì vậy, cần phải rất thận trọng khi lựa chọn cho mình chú mèo thuộc giống này.

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2009

TI£U CHAY TREN MEO

Tiêu chảy là sự đào thải phân lỏng với lượng lớn khác thường, tăng các cơn rặn, tăng nhu động ruột quá mức của mèo.
Thông thường phải mất 8 giờ để thức ăn từ miệng qua bộ máy tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng, nước, khoáng chất và điện giải chỉ còn lại các chất cặn bã, xơ hình thành phân ở ruột kết và chờ để thải ra ngoài. Khi bị tiêu chảy, tốc độ thải nhanh hơn kèm theo nhiều nước, điện giải và niêm mạc ruột bong ra, thậm chí xuất huyết do viêm nhiễm với mùi hôi tanh khó chịu.

Các nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy ở mèo ?

1. Ăn quá nhiều, đặc biệt thức ăn béo, giàu đạm : mỡ, cá, thịt hoặc các loại thức ăn ôi, thiu, có nấm mốc gây rối loạn tiêu hóa.

2. Ăn xác động vật chết thối rữa : xác chuột chết, chim chết, phủ tạng động vật ( ruột cá, lòng gà, lợn... )

3. Ăn phải dị vật : que cứng, cỏ cây, giấy, vải, nhựa...

4. Ăn, liếm phải các chất độc hữu cơ, xăng dầu, chất tẩy rửa gia dụng, vật liệu xây dựng xi măng, gạch cát...một số cây cỏ độc trang trí vườn hoa hoặc nội thất.

5. Chăm sóc Mèo già, mèo ốm yếu bằng sữa: khả năng tiêu hóa sữa và các sản phẩm sữa rất kém do không đủ men Lactase tiêu hóa đường Lactose của sữa. Đặc biệt dễ bị tiêu chảy khi nuôi mèo bằng sữa ở xứ nhiệt đới nóng ẩm.

6. Các stress tâm lý bất lợi : hoảng hốt, buồn rầu, tự giải cứu sập bẫy, nơi ở mới, người lạ... làm ức chế quá trình tiêu hóa gây tiêu chảy.

7. Nhiễm dịch bệnh do virus, vi trùng , nấm mốc: Bệnh Panleukopenia, Leukemia, Salmonella, Bệnh suy giảm miễn dịch do virus ( Feline Immunodeficiency Virus Infection FIV ).

8. Nhiễm ký sinh trùng: Giun sán, Động vật nguyên sinh Protozoa như: Coccidia, Giardia, Toxoplasma.

9. Các bệnh đường tiêu hóa : Khối u, viêm Dạ dày- ruột, Co thắt đại tràng...

Phòng bệnh tiêu chảy như thế nào ?

1. Quản lý chất lượng và số lượng thức ăn, loại thức ăn thích hợp cho mèo.

2. Tiêm phòng vaccine định kỳ chống các bệnh virus, vi khuẩn theo tư cấn của các Bác sỹ thú y.

3. Định kỳ tẩy giun sán, đặc biệt mèo non dưới 6 tháng tuổi.

4. Quản lý các hóa chất độc, chất tẩy rửa gia dụng, cây cỏ độc, hoa lá độc trang trí nội thất ( Hoa Ly ).

5. Giảm thiểu các stress bất lợi, yêu thương và chăm sóc mèo chu đáo, khoa học.

Chữa trị tiêu chảy ra sao ?

1. Loại bỏ các nguyên nhân gây tiêu chảy.

2. Thăm khám và theo chỉ định điều trị của Bác sỹ thú y.



Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2009

Chow Chow

Cún Chow Chow
Hai đặc điểm đầu tiên để nhận dạng giống chó này là lưỡi có màu xanh đen và bốn chân thẳng, to trông hơi thô làm cho chúng có dáng đi cứng nhắc, trông không được tự nhiên lắm. Bộ lông dày và rậm có hai loại khác nhau: Mượt và thô cứng. Màu phổ biến nhất của giống chó Chow chow này là màu đỏ, đen, xanh đen, màu kem, cũng có thể bắt gặp màu xám. Màu trắng được coi là khá hiếm. Đặc biệt chó Chow chow thuần chủng không bao giờ có bộ lông loang lổ phan lẫn các màu với nhau. Tai tròn và nhỏ. Đặc điểm nổi bật nữa của giống chó này là có bờm lớn rất ấn tượng và làm cho chúng có nét giống như loài sư tử dũng mãnh. Đầu Chow chow to, rộng. Trán phẳng. Mõm khá to và hợp với mũi thành một khối lồi ra phía trước. Ngực rộng khoẻ mạnh, phần thân sau ngắn gọn gàng. Đuôi xù lông và luôn buông thõng.

Tính cách
Chow chow thông thường rất biết điều và ngoan ngoãn, tuy vậy có thể trở nên bướng bỉnh khó bảo. Nghiêm túc, oai vệ và tự chủ. Là loài chó chỉ biết công nhận duy nhất chủ nhân của minh, chúng rất chung thành với gia chủ. Nếu bị người lạ tấn công, Chow chow sẽ phản ứng tức thì với tất cả sự hung dữ của chúng. Giống chó rất cá tính này sẽ thích hợp nhất đối với những người chủ mạnh mẽ và biết thể hiện uy quyền. Họ cần phải là những người điềm tĩnh, công bằng và kiên quyết. Với người chủ như vậy, Chow chow sẽ phát triển tốt nhất. Không nên trông đợi vào sự tuân lệnh một cách tuyệt đối của chúng bởi vì loài chó này có tính bướng bỉnh bẩm sinh và thích hành động theo cách của chúng. Vì là loài chó thông minh nên có thể dễ dàng tiếp thu các bài học. Cần phải kiên nhẫn khi dạy bảo chúng. Loài Chow chow lông ngắn thường hiếu động và dễ dạy bảo hơn loài lông dài.
Nói chung Chow chow hay lấn át và bắt nạt các loài chó khác, tuy vậy chúng lại luôn tỏ ra rất dịu dàng và ngoan ngoãn khi chơi với trẻ nhỏ. Nên cho Chow chow hoà nhập từ lúc còn nhỏ với các súc vật nuôi khác. Việc dạy dỗ cần được tiến hành ngay từ lúc chúng còn nhỏ. Ở Trung Quốc giống chó này được sử dụng vào công việc canh gác, bảo vệ và kéo xe.

Chiều cao, cân nặng
Cao: 18 - 22 inches (451 – 56 cm).
Cân nặng: 45 - 70 pounds (20– 32 kg).

Các bệnh có thể gặp
Nói chung là giống chó rất khỏe mạnh. Có khả năng mắc chứng loạn sản. Ngoài ra còn hay bi quặm mắt.

Điều kiện sống
Có thể sống trong điều kiện căn hộ. Tuy vậy chúng tỏ ra khá thụ động trong không gian hẹp và thoải mái nhất khi ở không gian rộng như là sân vườn. Nhạy cảm với thời tiết nóng quá, tuy vậy có thể sống ở ngoài sân.

Tương đối lười biếng Nên chịu khó cho chúng tập các bài thể dục để trở nên thon thả và nhanh nhẹn hơn.

Sống lâu Khoảng 15 năm.

Chăm sóc cho bộ lông
Cần chải lông thường xuyên bằng bàn chải chuyên dụng.
Mức độ rụng lông nhiều, theo mùa.

Nguồn gốc

Cấu trúc cơ thể của Chow chow rất giống như mẫu chó đá hoá thạch từ hàng triệu năm. Được biết đến khoảng 2 ngìn năm trước tại Trung quốc và đã được sử dụng trong các việc như săn bắn, kéo xe và canh gác. Chúng còn được dùng để săn sói, chồn, gà lôi. Bộ lông dày của chow chow được sử dụng làm áo lông, ngoài ra thịt của chúng còn là một món đặc sản tại Trung quốc. Lần đầu tiên được đưa vào nước Anh năm 1800. Tên gọi chow chow có lẽ xuất phát từ tên việc nguời Anh gọi tất cả các súc vật lạ được đưa vào từ miền viến đông.

chó nhật AKITA

Chó Nhật Akita




Có nguồn gốc từ đảo Honshu vùng Akita, Nhật bản, nơi mọi thứ còn được giữ lại gần như nguyên vẹn qua hàng thế kỷ. Ngày nay Akita được coi là giống chó chính thức - "quốc khuyển" của Nhật. Giống chó được sử dụng vào nhiều mục đích, đầu tiên như là bảo vệ cho Nhật hoàng, sau đó như chó chiến đấu, chó săn gấu và lợn lòi, dùng trong quân đội, cảnh sát. Akita có bản năng của loài săn bắt và có thể phát huy ngay cả khi tuyết phủ dày. Chúng có mõm mềm nên có thể dễ dàng săn những loài chim nước. Ở Nhật, tựong chó Akita thường được gửi tới cho những người bệnh để chúc cho họ chóng bình phục, hoặc bố mẹ trẻ mới sinh con để tượng trưng cho sức khỏe. Con Akita đầu tiên được mang tới Mỹ bởi Helen Keller. Người Mỹ cũng mang Akita trở về sau Đại chiến thế giới lần thứ 2.
Mô tả
Đây là loài chó lớn nhất của Nhật bản trong nhóm Spitz. Chúng có thân hình chắc nịch, cân đối, gân guốc, mạnh mẽ và trông rất ấn tượng. Đầu to, trán phẳng và bộ hàm ngắn nhưng cực khoẻ. Mặt có hình tam giác theo kiểu chó sói. Giữa trán có một rãnh chia đôi mặt thành hai nửa bằng nhau. Mắt nhỏ, hình tam giác có màu nâu sẫm. Mũi thông thường có màu đen (có thể có màu nâu trên các cá thể có màu lông trắng, nhưng màu đen được đánh giá cao hơn). Môi đen và lưỡi có màu hồng. Răng sắc khoẻ, theo hình răng cưa. Đuôi luôn vểnh cao và cuộn tròn ở trên lưng. Chân của chúng có màng, giống kiểu chân mèo, vì thế nên bơi rất giỏi. Bộ lông có 2 lớp bao gồm lớp lông cứng, không thấm nước ở phía ngoài và lớp lông dày mềm bên trong. Có các màu trắng tuyền, đỏ, màu hạt vừng và vằn vện. Màu đen không được chấp nhận.

Tính cách

Là giống chó ngoan ngoãn, dễ bảo, nhưng đôi khi cũng tỏ ra cứng đầu. Rất tận tuỵ và yêu quí gia chủ. Thông minh, can đảm và rất thận trọng. Đây là giống chó khá bướng bỉnh nên cần có sự dạy dỗ chu đáo từ khi còn nhỏ. Đây là một trong những giống chó bảo vệ tốt nhất. Các bà mẹ người Nhật thường giao cho chúng nhiệm vụ trông coi những đứa con của mình. Akita là giống chó cực kỳ trung thành và rất quyến luyến với chủ. Tuy vậy chúng rất hung dữ đối với các con chó và vật nuôi khác, vì vậy phải luôn cảnh giác để tránh đụng độ. Tốt nhất là khi ra ngoài cần cho chúng đeo rọ mõm. Mặc dù chúng rất yêu quí bọn trẻ của gia chủ, nhưng chúng vẫn có thể tỏ ra hung dữ đối với trẻ lạ. Khi bị trêu trọc, chúng có thể cắn. Giống chó này có tính sở hữu rất cao. Cần có sự dạy dỗ hết sức kiên trì vì Akita dễ nản. Rất thích sự chăm sóc của gia chủ. Giọng của chúng có nhiều âm thanh rất hay, tuy vậy không phải là loại chó thích sủa.

Chiều cao, cân nặng
Cao: 26 - 28 inches (66 – 71 cm). Chó cái cao 24 – 26 inches (61–66cm)
Cân nặng: 75 - 120 pounds (34 – 54 kg). Chó cái 75 – 110 pounds (34 – 50 kg)

Các bệnh có thể gặp
Có thể mắc các bệnh về bệnh về máu, hệ miễn dịch, bệnh ngoài da, mắt.

Điều kiện sống

Có thể sống trong điều kiện căn hộ nếu có không gian dành cho nó tập luyện. Chúng có mức độ hoạt động trong nhà vừa phải và thoải mái nhất khi ở không gian rộng như là sân vườn.

Hoạt động

Cần có các bài tập vừa phải , nhưng đều đặn để giữ cho thân hình thon thả

Sống lâu
Khoảng 10 - 12 năm.

Chăm sóc cho bộ lông

Rất cần chăm sóc bộ lông. Rụng lông rất nhiều, hai lần trong năm. Cần chải lông bằng bàn chải chuyên dụng. Chỉ tắm khi thật cần thiết vì có thể làm rụng lớp lông không thấm nước bên ngoài.

PUG

Có nguồn gốc từ châu Á khoảng 400 trước Công nguyên. Tuy vậy hiện nay nguồn gốc của Pug vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Một số chuyên gia cho rằng Pug có nguồn gốc từ vùng Viễn Đông, được du nhập bởi các nhà lái buôn Hà lan. Họ cũng cho rằng có thể đây là một nhánh của giống chó Bắc Kinh lông ngắn. Tuy vậy có ý kiến khác cho rằng Pug là kết quả của việc lai tạo giống chó Bulldog bé.

Từ thế kỷ 16, Pug trở thành loài chó cảnh yêu thích và thời thượng nhất trong các triều đình châu Âu, đạt đến đỉnh cao vào thời kỳ Victoria. Pug là loài chó yêu thích trong các đền chùa tại Tây Tạng, sau đó chúng được nhập vào Nhật bản. Tiếp tục cuộc chu du đến châu Âu, loài chó này nhanh chóng trở thành vật nuôi trong hoàng gia của nhiều quốc gia và thậm chí đã trở thành loại chó chính thức của Hoàng gia Hà lan. Chính chú chó Pug nhỏ bé đã cứu mạng hoàng tử William khi đánh động cho chủ biết về cuộc tấn công vào năm 1572. Khi người Anh xâm chiếm hoàng cung tại Bắc Kinh, họ tìm thấy ở đây một số chó Pug và chó Bắc Kinh và mang chúng trở về Anh quốc. Liên đoàn chó Mỹ đã chính thức công nhận loại chó Pug vào năm 1885.

Mô tả

Chó Pug có thân hình chắc lẳn, gọn gàng Cơ thể của loài chó này được coi là cân đối nếu chiều cao tính đến vai gần tương đương với chiều dài từ vai đến hết mông. Chó chuẩn có hình dáng giống quả lê, phần vai rông hơn phần hông. Bộ lông ngắn, mềm mại, dễ chải có mầu nâu, trắng, vện và trộn lẫn giữa chúng. Da chúng mềm mại, tạo cảm giác dễ chịu khi vuốt ve. Chúng có đôi mắt tròn lồi màu sẫm và hàm dưới hơi trề ra rất ngộ. Đuôi thẳng hoặc xoắn.

Tính cách
Pug là loại chó rất có cá tính, mặc dù chúng có kích thước khiêm tốn. Sống động, ồn ào, rất trung thành và tình cảm, luôn vui vẻ và thường là có khuynh hướng hài lòng với sự việc xung quanh là cá tính điển hình của giống chó này. Rất hiếu động và đáng yêu, thông minh nhưng cũng rất ranh mãnh, đôi lúc chúng cũng tỏ ra khá bướng bỉnh. Là loài chó thông minh, Pug dễ dàng thực hiện được các bài tập trong chương trình huấn luyện, nhanh chóng học hỏi được các kỹ năng cần thiết. Chó Pug rất nhạy cảm với thái độ và cao độ giọng của bạn khi ra lệnh, vì thế không nên quát mắng chúng khi không cần thiết. Không dễ bị kích động, nhưng cũng không phải là giống chó ù lì, chậm chạp, Pug rất thích hợp cho công việc trông nhà, rất tận tuỵ và không hay sủa vặt. Dễ hoà đồng với các loại chó và súc vật nuôi khác. Một trong những ưu điểm của Pug là thái độ rất thiện chí của chúng đối với trẻ nhỏ và khách. Một điều cần ghi nhớ đối với chủ nhân của loài chó này là chúng rất cần sự quan tâm của họ, và dễ trở nên ghen tỵ nếu chủ nhân không để ý đến chúng.

Chiều cao, cân nặng
Cao: Con đực 12-14 inches (30-36cm.), con cái 10-12 inches (25-30cm)
Trọng lượng: đực: 13-20 pounds (6-9kg.) và cái: 13-18 pounds (6-8kg.).

Các bệnh có thể gặp
Dễ bị cảm lạnh và bị stress khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Có xu hướng bị dị ứng và bệnh đường hô hấp do mũi quá ngắn (nhất là trong trường hợp phòng không thông thoáng). Thường hay bị chảy nước mắt. Không thuộc loại dễ và mắn đẻ. Khi ngủ có thể ngáy. Tuy vậy, nhìn chung đây là loại chó dễ nuôi. Không nên cho chúng ăn quá nhiều vì sẽ dẫn đến béo phì và ảnh hưởng đến tuổi thọ.



Điều kiện sống
Rất thích hợp cho các căn hộ có diện tích vừa phải. Tuy vậy lý tưởng nhất đối với Pug khi có không gian để chạy nhảy. Thích nghi kém với thời tiết nóng và lạnh, vì vậy lúc đó tốt nhất là nên giữ chúng ở trong nhà, nơi có nhiệt độ thích hợp.

Hoạt động
Là loài chó khoẻ mạnh với bốn chân ngắn, thẳng. Thích tham gia các trò chơi năng động và sẽ khoẻ mạnh hơn nếu bạn thường xuyên tập luyện với chúng. Tuy vậy không nên cho tập quá sức, nhất là khi bạn để ý thấy chúng bắt đầu thở dốc.

Sống lâu
Khoảng 12-15 năm.

Chăm sóc cho bộ lông
Đòi hỏi rất ít cho việc chăm sóc bộ lông. Chỉ cần chải lông đều đặn là đủ. Chỉ tắm cho chúng khi cần thiết. Sau khi tắm xong, cần lau khô và sấy ấm cho chúng ngay để tránh bị cảm lạnh. Vệt nước mắt trên mặt có thể lau cho chúgn thường xuyên. Pug là loại chó rụng lông theo mùa, tương đối nhiề
u.
Tổ tiên của giống chó Boxer là 2 giống chó thuộc nhóm Mastiff của Đức: Bullenbeiszer và Barenbeiszer. Sau đó chúng lại được lai tạo với giống Bulldog. Trước kia, giống chó này đã thu được nhiều giải thưởng như loại chó dùng để săn bò rừng và chó kéo xe. Tách xa hơn khỏi nguồn gốc của mình, tổ tiên của Boxer trở thành thành viên của các pháo đài cổ, và được sử dụng trong công việc chăn dắt đàn gia súc. Chúng cũgn khá phổ biến trogn các gánh xiếc rong và gánh hát lưu động bởi khả năng học hỏi các tiết mục khá nhanh nhạy. Việc lai tạo diễn ra tương đối bừa bãi cho đến tận năm 1904, khi mà chuẩn mực của giống chó này được đặt ra. Mặc dù có nguồn gốc từ nước Đức, nhưng tên gọi thuần Anh của chúng bắt nguồn từ cách sử dụng đôi chân trước như các võ sỹ quyền anh khi thượng đài. Ngày nay đây là một trong những giống chó thích hợp nhất cho các gia đình

Có thân hình gọn gàng, mạnh mẽ và bộ lông bóng mượt có màu vàng, trắng, nâu đốm vằn vện. Boxer có màu trắng không được công nhận ở một số câu lạc bộ. Đuôi thường được bấm cụt từ lúc khoảng 6 tuần tuổi. Tương tự như vậy, tai của giống chó này cũng được cắt nhỏ vảo lúc bé. Đầu của chó Boxer thuần chủng phải tỷ lệ hợp lý với thân hình của chúng, không có mỡ thừa và nhăn nheo. Hàm dưới hơi chìa ra so với hàm trên, hai mép cong lên phía trên. Khi chó ngậm mồm, răng và lưỡi không được hở ra. Mũi Boxer to có màu đen và hếch để lộ rõ lỗ mũi. Mắt có màu sẫm. Cổ phải tròn, nhiều cơ bắp và khoẻ mạnh và không được có các nếp chảy xệ. Thân hình phải vuông vức. Hai chân trước cần phải thẳng và song song với nhau.



Boxer là giống chó vui vẻ, thích chơi đùa, tình cảm, tò mò và rất hiếu động. Rất thông minh, có tính ham học cái mới và học khá nhanh nhưng cũng có thể khá bướng bỉnh. Đây là giống chó thích hợp cho các cuộc thi tài. Luôn luôn ở trạng thái vận động, chúng rất quyến luyến và gắn bó với gia chủ. Trung thành và tình cảm, chúng luôn tìm được tiếng nói chung với trẻ nhỏ. Một chú chó Boxer được nuôi nấng và dạy dỗ chu đáo sẽ có thể sống chan hoà với các loài chó và súc vật nuôi khác. Loài chó này có tên như môn thể thao đấm box bởi vì chúng rất thích sử dụng 2 chân trước như các võ sĩ quyền anh. Chúng đặc biết thích dùng 2 chân trước để đùa nghịch với cái bát đựng thức ăn của chúng. Ngoài ra chúng còn thích ngoạm tha các thứ đồ vật và đem dấu chúng ra xa. Bản năng của Boxer là bảo vệ chủ và gia đình. Các vị khách quen của gia chủ luôn luôn được Boxer chào đón một cách rất nhiệt tình. Giống chó này rất cần đến các hoạt động về thể chất, và hơn thế nữa, chúng rất cần sự quan tâm của chủ. Thói quen nhảy cẫng lên người khách để thể hiện sự mừng rỡ đôi khi đem lại sự bất tiện vì vậy cần phải huấn luyện chúng từ nhỏ để loại bỏ tập tính này. Dòng chó này được sinh ra để bảo vệ và trông coi nhà của bạn một cách hoàn hảo. Chính vì vậy chúng được sử dụng rộng rãi trong công việc của quân đội và cảnh sát. Việc dạy dỗ cần được tiến hành một cách chu đáo và toàn diện từ lúc chúgn còn nhỏ.

Chiều cao, cân nặng Cao: 22 - 25 inches (56 – 63 cm). Chó cái cao 21 – 24 inches (53–61cm)
Cân nặng: 60 - 70 pounds (27 – 32 kg). Chó cái 53 – 65 pounds (24 – 29 kg)

Các bệnh có thể gặp

Có thể mắc các bệnh về tim, bệnh về máu do lai giống không chính thống, bệnh mắt kém. Một số cá thể có thể ngáy hoặc thở khò khè. Boxer màu trắng dễ mắc bệnh điếc.
Điều kiện sống Có thể sống trong điều kiện căn hộ nếu có không gian dành cho nó tập luyện. Tuy vậy chúng tương đối thụ động trong không gian hẹp và thoải mái nhất khi ở không gian rộng như là sân vườn. Thời tiết nóng quá và lạnh quá sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của loài chó này.
Hoạt động Rất cần có các hoạt động tích cực đòi hỏi thể lực. Boxer cần có sự tập luyện thể lực hàng ngày, như là chạy theo xe hoặc các cuộc dạo chơi dài hơi. Rất thích đùa nghịch với bóng và các đồ chơi.

Sống lâu Khoảng 11 - 14 năm.

Chăm sóc cho bộ lông
Bộ lông mượt và ngắn dễ chăm sóc. Cần chải lông bằng bàn chải chuyên dụng. Chỉ tắm cho chúng khi cần thiết để loại bỏ dầu của chúgn khỏi da. Boxer rất sạch sẽ và thường tự liếm lông của chúgn giống như mèo vậy. Mức độ rụng lông trung bình.

Sự ưu việt của Boxer được thể hiện trong các công việc liên quan đến canh gác, bảo vệ, công việc của cảnh sát, quân đội, tìm kiếm cứu hộ…

khách sạn"vip" của chú mèo

Địa chỉ
Khách sạn: Le Jardin des Chats
60 Chemin de Pergue
30250 AUBAIS
Pháp

"Mèo cũng có quyền được sống tiện nghi" - đó là chủ trương của những ông chủ đã dựng nên khách sạn hạng sang dành cho mèo.

1 "thượng đế" của khách sạn Jardin des Chats

Quả đúng thế, những chú mèo nhà ta rõ ràng là "oách" cực kỳ luôn khi được thoải mái phởn phơ trong khách sạn này.


Quầy lễ tân

Khách sạn cung cấp đủ dịch vụ ăn uống, ngủ nghỉ, chơi bời, làm sạch lông,... (chuyện, VIP mà lại). Nhưng có vẻ như với những "thượng đế" của Jardin des Chats, 2 việc các meo meo chịu khó làm nhất là... ngủ và chơi, chơi và ngủ.


1



2



3



4



5


6



7



8



9



10


11



12
Tuy nhiên, đây là khách sạn xa xôi mãi tận Pháp, ở Việt Nam mình cũng có khách sạn cho chó mèo đấy. Đó là khu nhà rộng hơn 1.000 m2, ở Trương Định (Hà Nội) với 50 phòng chuyên để chăm sóc các bé mèo khi chủ nhân bận rộn.

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2009

Nuôi chó mèo không khoa học có thể gây bệnh

Theo tiến sĩ Trần Thị Hồng, Chủ nhiệm khoa Ký sinh trùng thuộc Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ tế TP.HCM, nuôi chó mèo, thú cưng hiện đang là một trào lưu mới của người dân TP.HCM. Tuy nhiên, đa số người dân vẫn nuôi chó mèo một cách tự nhiên (chủ yếu là thả rong) không có sự chăm sóc của thú y. Cách nuôi này là nguy cơ tiềm ẩn của bệnh do ấu trùng Toxocara Canis (giun đũa chó), Toxocara Cati (giun đũa mèo).

Đây là bệnh khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam và rất nguy hiểm do triệu chứng lâm sàng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác; bệnh chỉ có thể phát hiện khi thực hiện xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng.

Tại các bệnh viện (BV) TP.HCM, mỗi năm có khoảng 200 trường hợp bị bệnh giun đũa chó mèo. Trong đó có rất nhiều ca nhập viện với tình trạng bệnh nặng: sốt, ói, mê sâu, rối loạn hành vi, động kinh, liệt nửa người… Riêng ở BV Nhi đồng 2 TP.HCM, từ đầu năm đến nay đã có trên 20 ca nhập viện, ngoài những biểu hiện lâm sàng thể nặng trên, một số ca còn có hiện tượng xuất bầm máu, xuất huyết dưới da…

Bác sĩ Trần Phẩm Diệu, Phó khoa Nội tổng hợp 4 BV Nhi đồng 2, cho biết: Bệnh giun đũa chó mèo gây ra bởi một loại giun tròn sống trong ruột chó, mèo. Trứng theo phân chó mèo ra ngoài, phát triển thành trứng có phôi nhiễm trong đất, gây ô nhiễm môi trường. Trứng cũng có thể bị người nuốt, đặc biệt là ở trẻ em hay nghịch đất, hay ôm ấp chó mèo lại không thường xuyên rửa tay trước khi ăn, ăn rau sống rửa không kỹ. Trứng giun đũa chó hay mèo vào ruột non người nở thành ấu trùng, xâm nhập thành ruột, theo đường máu phát tán khắp cơ thể như cơ, não, mắt, tim…

Khi xâm nhập vào cơ thể người, ấu trùng không có giai đoạn trưởng thành mà chỉ là ấu trùng và đi đến cơ quan nào thì đóng kén tại cơ quan đó, gây viêm và kích thích tạo u hạt thâm nhiễm bạch cầu ái toan, và không bao giờ bài tiết trứng theo phân. Khi bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo, người bệnh có thể bị sốt, xanh xao, gầy ốm, ho khò khè kéo dài.

Ở thể nặng, khi ấu trùng định vị ở những nơi như hệ thần kinh trung ương, tim, phổi sẽ dẫn đến tình trạng co giật toàn thể hóa, phù não, nhức đầu kéo dài, liệt nửa người, liệt chi dưới, viêm não - màng não và có thể gây giảm thị lực dẫn đến lé mắt, mù mắt nếu không phát hiện kịp thời.

Trước phong trào nuôi chó mèo ngày càng tăng, để tránh nguy cơ bùng phát bệnh giun đũa chó mèo theo trào lưu này, các bác sĩ, nhà chuyên môn đã có lời cảnh báo không nên cho trẻ em tiếp xúc quá nhiều với chó mèo, nghịch đất, ăn đất; nên nuôi chó mèo với chế độ chăm sóc của thú y tốt như: kiểm tra định kỳ và điều trị giun cho chó mèo; nên rửa kỹ rau sống trước khi ăn và không ăn lòng heo, gà nấu không kỹ.

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2009

Vaccine và Lịch tiêm chủng vaccine cho Mèo.




Mèo cũng mắc một số bệnh Truyền nhiễm nguy hiểm, có bệnh lây lan và gây chết nhiều mèo giống như bệnh Carre ở chó. Đặc biệt là bệnh Dại nguy hiểm đến tính mạng con người. Xin được khuyến cáo về Vaccine và Lịch tiêm chủng vaccine cho Mèo cùng anh chị em yêu Mèo cùng tham khảo.

** Các loại vaccine quan trọng cần phải tiêm chủng hàng năm cho Mèo:

1. Rabisin- R : Phòng bệnh Dại.

2. Paleukopenia : Phòng bệnh Giảm Bạch Cầu.

3. Rhinotracheitis/Calicivirus : Bệnh Viêm mũi -khí quản truyền nhiễm.

4. Bệnh do Herpervirus.

** Lịch tiêm chủng cho Mèo:

- Từ 6-8 tuần tuổi : Tiêm mũi 1 các bệnh (2)+(3)+(4).

- 12 tuần tuổi : Tiêm mũi 2 các bệnh (2)+(3)+(4).

- 16 tuần tuổi : Tiêm vaccine phòng bệnh Dại (1).

- Tiêm nhắc lại hằng năm 1 lần với tất cả các loại vaccine trên.

Nếu mèo chưa tiêm chủng theo Lịch trên, bạn cần tư vấn BSTY cho riêng mèo của bạn.

** Các loại vaccine hiện có trên thị trường :

1. Leucorifelin : Vaccine đa giá, 1 liều phòng cho các bệnh (2)+(3)+(4). Giá thuốc khá đắt, khoảng gần 150.000 VND/liều.

2. Rabisin-R: Phòng bệnh Dại dùng cùng loại với vaccine của chó, giá từ 5000,VND - 50.000 VND tùy loại sản xuất trong nước hay nhập ngoại.