Thứ Ba, 6 tháng 1, 2009

bệnh xoang miệng


Là một bệnh nhiễm trùng của xoang miệng, bệnh này không phổ biến lắm.

Nguyên Nhân::
Nguyên nhân gây bệnh là do nấm men Candida albican. Bệnh thường xảy ra ở chó, mèo non hoặc ở những con lớn tuổi. Những điều kiện khác thường là do dùng kháng sinh kéo dài, cơ thể suy giảm miễn dịch, suy nhược, làm biến đổi hệ vi khuẩn trong xoang miệng là nhnữg điều kiện cho nấm phát sinh bệnh.

Triệu Chứng::

Bệnh biểu hiện đặc trưng bởi những vãy trắng, hay màng giả trên niêm mạc miệng hay lưỡi, đôi khi lan cả đến môi, bệnh tích thường nổi lên với sự sung huyết ở xung quanh và bên ngoài còn ở dưới thì lóet, những bệnh tích này có thể lan tràn đến hầu hoặc thực quản. Bệnh làm cho con vật đau. Có thể phân lập định danh nấm C. albican từ những bệnh tích.

Điều Trị: :
Nên phân biệt với những bệnh gây viêm lóet khác. Các thuốc có thể dùng là:
- Ketoconazole 10 mg/kg, cho uống ngày 2 lần cho đến khi bệnh khỏi.
- Bôi potassium permanganate 1/3000 trong nước ngày một lần.
- Bôi dung dịch nystatin ngày bốn lần.
- Cố gắng cho chó ăn thức ăn lỏng dễ tiêu để chó dễ nuốt, và bổ sung các vitamine A, B, C trong khẩu phần.

BỆNH VIÊM NANG LÔNG DO DEMODEX





Bệnh mò bao lông do một ký sinh trùng da sống trong nang lông gây ra ngứa ở các mức độ khác nhau. Bệnh ở chó phổ biến hơn ở mèo.


Ký Sinh Trùng::

Ký sinh trùng có tên là Demodex canis sống trong nang bao lông của chó, thân dài 0,25 mm. Có thể tìm thấy trên da con vật khỏe.

Triệu Chứng::

Bệnh ghẻ mò bao lông thường phát sinh ở phía trước mắt, hoặc khủy chân. Bệnh có thể thay đổi từ rất nhẹ như chỉ một mảng nhỏ, cho đến nặng như toàn thân đều có bệnh tích rướm máu, có mủ. Với trường hợp bệnh nhẹ thì có thể chỉ bị một khu vực tách biệt, bị rụng lông ở mặt, quanh mắt hay chân trước hoặc cả chân sau. Những trường hợp này được xem là bệnh nhẹ, không gây viêm da thứ phát. Còn trường hợp nặng thì da bị mẫn đỏ lên, có mụn mủ, có máu và huyết thanh rỉ ra từ những vùng nhiễm bệnh, kế đó là nhiễm trùng thứ phát mà thường thấy là Staphylococcus aureus, thỉnh thoảng cũng thấy Pseudomonas spp.

Chẩn Đoán: :

Dùng dao tẩm dầu cạo chỗ có bệnh tích cho đến khi thấy đỏ lên, bắt đầu chảy máu rồi soi dưới kính hiển vi để tìm ký sinh trùng.

Điều Trị: :

· Ký sinh trùng: Khi bệnh khu trú có giới hạn thì thường tự khỏi, tuy nhiên để phòng bệnh lan ra toàn thân ta nên điều trị sớm ở những trường hợp này bằng:

- Amitra với nồng độ 0,025% trong nước, mỗi tuần bôi một lần, cho đến khi dứt các bệnh tích, rồi tiếp tục bôi mỗi hai tuần một lần, cho đến khi xét nghiệm không còn ký sinh trùng.

- Rotenone (C23H22O6) 1% pha trong cồn bôi trong ba ngày liên tục.

- Benzyl benzoat.

- Trypanbleu.

- Tẩm bằng các xà bông sát trùng.

· Trị nhiễm trùng thứ phát với : chloramphenicol, lincomycin

BỆNH GIUN Ở MẮT



Đây là bệnh ở kết mạc mắt chó và mèo, bệnh đã thấy xảy ra ở Bắc Mỹ và Viễn Đông

Ký Sinh Trùng::

Bệnh giun ở mắt chó, mèo thường gây ra do hai loài Thelazia californiensis và T. callipaeda, chúng thường ký sinh trong túi giác mạc hay trong giác mạc của chó và mèo, giun có thể tìm thấy ký sinh ở trên mắt người. Ngoài ra bệnh có thể xảy ra ở những loài khác. Giun có lớp biểu bì hình răng cưa, dài khoảng 10-15 mm. Ruồi nhà Musca domestica, Fannia sp và ruồi Musca autumnalis là những ký chủ trung gian. Từ chó, mèo bệnh được ruồi ăn chất tiết của mắt có ấu trùng L1, vào cơ thể ruồi ấu trùng phát triển thành L3 và di hành đến miệng ruồi để sẵn sàng truyền cho chó khác khi ruồi đậu vào mắt. Từ đây ký sinh trùng trực tiếp phát triển thành con trưởng thành, giun có thể sống trong mắt vài ba năm, giun non có biểu bì hình răng cưa và di chuyển nhanh trong mắt ký chủ gây ra viêm kết mạc.

Triệu Chứng::

Viêm kết mạc và tiết rất nhiều nước mắt, sợ ánh sáng. Trong trường hợp nhiễm nặng có thể gây loét và đục giác mạc. Giun trưởng thành có thể tìm thấy trong túi kết mạc và ấu trùng thường có trong nước mắt.

Chẩn Đoán: :

Có thể chuẩn đoán bằng cách quan sát trực tiếp ký sinh trùng trong túi giác mạc hoặc là ở trên giác mạc sau khi gây tê cho chó. Tìm trứng chứa ấu trùng hoặc ấu trùng trong nước mắt chó hay mèo bệnh.

Điều Trị: :

Có thể trị bằng các phương pháp sau.

- Trực tiếp lấy giun ra khỏi mắt.

- Nhỏ dung dịch levamisole 2% vào giác mạc.

- Dùng thuốc mỡ tra mắt levamisole 1%.

Bệnh ve Tai trên chó



Đây là bệnh ký sinh trùng thường thấy ở chó mèo.

Ký Sinh Trùng::

Bệnh viêm tai ngoài do ve Otodectes cynotis là rất phổ biến mà chó, mèo, cáo, thỏ đều có thể nhiễm ve này. Ve sống ở mặt ngoài ống tai, ăn lớp da ký chủ và hút chất bạch huyết ký chủ để sống. Từ đó kích là cho ký chủ ngứa ngáy khó chịu, viêm, tiết dịch và hình thành vãy trong tai. Ngoài ve trên còn có loài Otobius megnini ký sinh trên chó và một số loài gia súc khác như bò, ngựa, cừu.

Triệu Chứng::

Ve ký sinh ở tai kích thích con vật lắc đầu thường xuyên rồi quào hay chà, cọ chỗ tai bị nhiễm ve. Thường xuyên có chất tiết từ ống tai, có màu nâu sậm như sáp, đôi khi chất tiết bông ra. Khi khám tai có thể thấy những ve có màu trắng, nhỏ, lẫn trong rái tai màu sậm, ta có thể láy rái tai đặt dưới kính hiển vi để tìm ve.
Điều Trị: :


Dùng một loại dầu như dầu khoáng bôi nhẹ vào ống tai rồi lau để làm sạch tai, chất tiết từ tai sẽ giúp lấy được ve ra. Sau khi làm sạch tai dùng một loại thuốc diệt cái ghẻ như là rotenone, diethyl phtalate, hay pyrethrins để bôi mỗi ba ngày một lần, lập lại trong 4 lần. Khi tai có hiện tượng viêm mãn tính thì phải bôi thuốc khaáng sinh có corticoisteroide hay thuốc mỡ có kháng sinh. Hoặc dùng ivermectin với liều 200-300 mg/kg tiêm dưới da.

Bệnh Lepto trên chó

BỆNH LEPTOSPIROSE TRÊN CHÓ

Bệnh Lepto là bệnh truyền nhiễm chung giữa người, gia súc. Trong thể cấp tính chó bệnh thuờng có biểu hiện viêm dạ dày ruột xuất huyết thường ói ra máu và phân sậm màu hoặc gây hoàng đản, nước tiểu vàng sậm tỉ lệ chết có thể đến 60-90%.
Bệnh phát hiện vào năm 1850 trên chó ở Đức. Việt Nam tỷ lệ nhiễm chó tương đối khá cao 80 % cơ sở nuôi chó nghiệp vụ và 20% chó ở hộ dân.
2. Căn bệnh
- Virus thuộc 2 họ chính: Spirochaetaceae trong đó hai giống Borrelia và Trepponema gây bệnh.
- Leptospiraceae tiêu biểu là giống Leptospira.
- Trong giống Leptospira người ta thường phân thành 2 loại
- Leptospira interrogans gây bệnh và Leptospira biflexa không gây bệnh.
- Ngày nay người ta biết khoảng 200 serovars Leptospira gây bệnh.
- Sức đề kháng: Đề kháng yếu đối với nhiệt độ. Nếu đun 50-550C /1giờ thì lepto bị diệt. Khi ra ngoài gặp nước trung tính và chổ rậm (25 0C) mát, Leptospira sống lâu, nhưng nếu pH nhỏ hơn 6,6 thì khó sống, virus sống lâu trong nước tiểu chó.
3. Dịch tễ
- Tuổi mắc bệnh: Mọi lứa tuổi đều mắc bệnh nhưng bệnh thường gặp trên chó đực.
- Chất chứa căn bệnh: Máu thường chỉ chứa Leptospira trong khoảng hơn 1 tuần sau khi nhiễm.
- Dịch não tủy: có thể chứa Leptospira trong khoảng 2 tuần.
- Đường xâm nhập : Leptospira có thể xâm nhiễm qua niêm mạc đường tiêu hóa, mắt hay qua vết thương ở da.
4. Cơ chế sinh bệnh
Sau khi xâm nhiễm Leptospira trong máu, nhân lên mạnh mẽ và gây bại huyết sau đó chúng đến định vị ở những cơ quan ưa thích, nhất là gan, thận. Chính sự định vị ở 2 cơ quan này giải thích cho những biểu hiện bệnh học khác nhau. Leptospira trong giai đoạn bại huyết có thể đến những cơ quan sinh dục gây xáo trộn sinh sản.
5. Triệu chứng
Thời gian nung bệnh 5-15 ngày.
5.1. Dạng cấp tính
Bại huyết phát triển nhanh sau vài giờ nhiễm, sốt cao 40-410C và suy nhược nặng.
Có thể chia làm 2 thể:
- Thể thương hàn: Vật bệnh có biểu hiện xuất huyết trầm trọng viêm kết mạc mắt với nhũng điểm xuất huyết ở da và niêm mạc, ói ra máu và phân sậm màu có máu, thú bị mất nước rất nhanh và chết trong 24 ngày cùng với giảm thấp thân nhiệt, thường thấp hơn bình thường.
- Thể hoàng đản : Chó bệnh có biểu hiện viêm kết mạc mắt, hoàng đản, vàng da khó thở tăng dần cùng với kém ăn, ói mửa, nếu không chữa trị trong giai đoạn cuối chó có sự tăng cao nhiệt độ khó thở, hơi thở hôi. Tiêu chảy đôi khi xuất huyết và những biểu hiện viêm não trước khi hắt hơi, thú chết trong khoảng 5-8 ngày mắc bệnh.

Hình 1. Chó bị tiêu chảy ra máu

5.2. Thể bán cấp tính và mãn tính.


- Thể này tương ứng với sự phát triển hội chứng sinh urea huyết hậu quả của viêm thận mà một trong những biểu hiện là chứng tiểu nhiều, chứng khát nước rất nhiều cùng với ói mửa và tiêu chảy. Sau một thời gian hôn mê do urea huyết chó sẽ chết.
- Thể thở khó có mùi urea ở miệng và xáo trộn hô hấp –viêm màng móng mắt, viêm cơ….

6. Bệnh tích
6.1. Thể cấp tính
- Thể thương hàn:
+ Viêm dạ dày ruột xuất huyết.
+ Xuất huyết da và các niêm mạc.
+ Có thể gặp gan sưng, hạch bạch huyết xuất huyết
- Thể hoàng đản:
+ Da vàng ở bụng, gang bàn chân, lỡ tai.
+ Niêm mạc vàng.
+ Bàng quang chứa nhiều nước tiểu vàng sậm và có thể xuất huyết.

6.2. Thể bán, mãn tính.
- Viêm thận kẻ hay viêm thận mãn tính.
- Vết lở ở miệng và lưỡi có thể gặp trên chó có urea trong máu.

Hình 2. Viêm thận mãn tính (a) Thận chó binh thường: (b) thận chó bệnh

Hình 3. Vết lở ở miệng và lưỡi
7. Chẩn đoán:
Dựa vào việc nuôi cấy phân lập Leptospira và phương pháp huyết thanh học ta có thể chẩn đoán chắc chắn hơn.

8. Chẩn đoán phân biệt
- Trong trường hợp hoàng đản cần chẩn đoán phân biệt với trường hợp trúng độc tố nấm mốc (Aflatoxin) trúng độc chất hoặc do nhiễm vi trùng gây dung huyết mạnh.
- Trong trường hợp xáo trộn tiêu hóa ói mửa và phân có máu cần phân biệt với bệnh Carré, Parvo.
- Bệnh Carré: Sốt cao, kèm theo triệu chứng viêm phổi tiêu chảy ra máu nhưng mức độ tiêu chảy ít hơn. Thời gian mắc bệnh kéo dài hơn. Vào giai đoạn cuối xuất hiện triệu chứng nổi mụn mủ ở vùng da mỏng, triệu chứng thần kinh xuất hiện.
- Bệnh Parvo: Tiêu chảy ói mửa dữ dội, ít khi kèm theo triệu chứng hô hấp.
9. Điều trị
9.1. Dùng kháng sinh chống phụ nhiễm
+ NOVA-ENROCIN 10%: 1ml/10kg thể trọng, trong 3 ngày
+ NOVA-D.O.T: 1ml/5 kg thể trọng, tiêm bắp thịt, ngày 1 lần, trong 3-4 ngày.
+ NOVASONE: 1ml/5 kg thể trọng, tiêm bắp thịt, ngày 1 lần, trong 3-4 ngày.
+ NOVA-DOXYL 20%: 1ml/10-12kg thể trọng, tiêm bắp ngày 1 lần, 3-4 ngày.
9.2. Các liệu pháp hổ trợ:
- Cấp nước, chất điện giải, tăng cường sức đề kháng: Dùng dung dịch Lactated Ringer 20-500 ml/ngày, tùy theo mức độ mất nước và thể trạng. Truyền thêm glucose 5% để cung năng lượng.
+ NOVA-ELECJECT: 1ml/1-2 kg thể trọng, tiêm xoang bụng hoặc tiêm chậm vào tĩnh mạch, ngày 1-3 lần
+ NOVA-AMINOVITA: 1ml/10 kg thể trọng. Tiêm bắp thịt, xoang bụng hoặc tiêm chậm vào tĩnh mạch, mỗi ngày 1 lần cho đến khi thú hồi phục.
+ NOVA-C.VIT: 1ml/10kg thể trọng. Tiêm sâu vào bắp thịt, ngày 1-2 lần cho đến khi khỏi bệnh.
+ NOVA-B.COMPLEX: 1ml/con. Tiêm sâu vào bắp thịt.
- Sát trùng nơi nhốt chó bằng NOVADINE hoặc NOVAXIDE.
10. Phòng bệnh
- Cách ly chó khỏe với chó bệnh.
- Không cho chó khỏe tiếp xúc với phân của chó bệnh.
- Vệ sinh sát trùng sạch sẽ nơi ở của chó để tránh lây lan mầm bệnh.
- Phòng bệnh bằng vaccin.