Thứ Ba, 24 tháng 2, 2009

Chế độ dinh dưỡng của các giống chó lớn

Xem hình
Max Khiêm Tây Ninh
Thuật ngữ"Maxi" dùng để chỉ những giống chó khi trưởng thành có thể trọng từ 26-44kg. Chúng có nguồn gốc từ những giống chó làm việc, ngày nay chúng đã xuất sắc trong lĩnh vực: chăn cừu, nghiệp vụ, cứu hộ, bảo vệ và dẫn đường người mù và khuyết tật. Loại chó này rất trung thành, trìu mến và là thú cưng lý tưởng : GSD, Golden và Labrador retriever, Doberman, Bloodhound, Weimeraner, Boxer...

*Khả năng phi thường của giống chó lớn"Maxi":



Có sức mạnh, khứu giác đánh hơi tuyệt hảo, vâng lời và phục tùng chủ, là bạn của con người trong mọi lĩnh vực giải trí, nghiệp vụ. Chịu đựng mọi thử thách khắc nghiệt về thời tiết, điều kiện làm việc nhờ có cơ thể cường tráng, bắp thịt gân guốc, chắc khỏe sẵn sàng tuân lệnh chủ nhảy vào mọi nơi hiểm nguy. Đó là những đặc biệt mà con người phải ghi nhận là có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để giúp chúng khỏe và sống lâu hơn.



*Các đặc điểm về Tiêu hóa và hấp thu:



-Do cấu tạo Bộ máy tiêu hóa của giống chó lớn "nhỏ" hơn các giống chó khác về tỷ lệ ( chỉ chiếm 2,8%) trong khi giống chó nhỏ 7% trọng lượng cơ thể nên dẫn đến khả năng tiêu hóa kém hơn.

-Do nhu cầu hấp thu dinh dưỡng ở ruột non cao nhưng khả năng hấp thu Natri yếu nên thường dẫn đến phân bị ướt và có mùi hôi.

-Do quá trình lên men mạnh hơn làm cho thời gian lưu chuyển thức ăn ở ruột kết chậm lại.



*Chế độ dinh dưỡng với giống chó lớn như thế nào?



Ngoài các nhu cầu cơ bản về Protein, béo, khoáng chất và vitamine như mọi loại chó khác, dinh dưỡng với các giống chó lớn cần lưu ý:



1.Thức ăn cần chứa các thành phần có thể làm giảm hoạt động lên men trong ruột kết, bảo vệ màng nhày của ruột và cải thiện độ sệt của phân. Cần bổ sung nhiều chất xơ: rau xanh, củ quả trong khẩu phần thức ăn... như vậy sẽ giảm chất cặn bã, cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.



2.Với chó non, thức ăn cần chứa các thành phần đặc biệt như: Vitamine E, C, Taurine và lutein... làm tăng cường hệ miễn dịch. Đủ các axit béo thiết yếu giúp lông và da phát triển tối ưu và cũng là chất kháng viêm hiệu quả trên màng nhầy đường ruột.



*Những lưu ý nuôi dưỡng giống chó lớn:



1.Thường xuyên theo dõi tốc độ tăng trưởng của chó con, kiểm tra tình trạng cơ thể, đặc biệt không cho chó con ăn quá nhiều vì trọng lượng thừa sẽ làm căng các khớp xương gây biến dạng xương, khớp do giai đoạn này chúng chưa phát triển hoàn chỉnh dẫn đến vẹo, lệch khớp, sập chân...



2.Không nên bổ sung can-xi cho chó để có sự phát triển đặc biệt. Điều đó không chỉ vô nghĩa mà còn ảnh hưởng xấu đến khả năng tăng trưởng của chó.



3.Không nên cho chó luyện tập các bài tập cao độ quá sớm, chỉ nên bắt đầu tập khi chó 3 tháng tuổi.



4.Khi chó ở tuổi già( khoảng trên 5 năm tuổi) để chống lại tác động của sự lão hóa : chậm chạp, mệt mỏi, thừa cân, lông bạc xỉn, xơ, viêm khớp hoặc các dấu hiệu tim mạch, thận yếu...nên thường xuyên tham khảo ý kiến bác sỹ thú y để biết cách phòng bệnh và giữ sức khỏe tốt hơn

Chế độ dinh dưỡng của các giống chó vừa.



Xem hình
Giống chó vừa - medium size
Thuật ngữ "giống chó vừa"- "Medium" để chỉ các giống chó khi trưởng thành có trọng lượng từ 11kg đến 25 kg. Chúng có nguồn gốc từ chó làm việc, săn mồi, chăn cừ, kéo xe trượt tuyết...theo thời gian, hiện nay chúng trở thành những thú cưng lý tưởng. Hiện nay giống chó vừa "Medium" chiếm khoảng 30% các giống chó nuôi.

Hiệp Hội các Giống chó Thế giới đã công nhận các loại giống chó "vừa""Medium" sau: Pointer Pháp, Hungary,Thổ Nhĩ Kỳ, English Setter, Basset Hound, Beagle, Grey Hound, Cocker Spaniel, Collie, Siberian Husky, Shapei, Dalmatian...



*Đặc điểm các giống chó "vừa":

-Có hình dáng cơ thể rất thích hợp để làm việc các môi trường hoang dã, thích ứng với nhiều lối sống khác nhau như: ở nông trại, thú giữ nhà, nơi đô thị hào hoa... Khả năng thực hiện các mệnh lệnh khắc nghiệt rất tốt, chạy nhảy nhanh nhẹn, dũng cảm. Đặc biệt khứu giác rất nhạy, được đánh giá rất cao trong công việc.



- Để thích ứng với các điều kiện tự nhiên, các giống chó vừa phải chịu áp lực rất cao khi hoạt động bên ngoài, ngay cả các buổi luyện tập căng thẳng, những bất lợi về thời tiết... khả năng miễn dịch tự nhiên và cơ cấu bảo vệ tích cực của chúng nhờ có bộ lông, da tuyệt hảo chống tác hại bức xạ của tia cực tím, và các vi sinh vật lây nhiễm vào cơ thể. Màng nhầy ruột có hệ vi sinh có ích phát triển gây ức chế, ngăn cản các vi khuẩn có hại cho cơ thể.



*Đặc điểm sinh lý dinh dưỡng, hấp thu của các giống chó vừa.

-Thời gian từ chó non đến trưởng thành giống chó vừa là 12 tháng. Trong năm đầu, chó con tăng trọng từ 40 đến 50 lần, nên nhu cầu thức ăn gấp đôi chó trưởng thành. Giai đoạn tăng trưởng này rất quan trọng, chó đòi hỏi các loại thức ăn giàu năng lượng và khả năng tiêu hóa cao.



-Cũng do hệ tiêu hóa còn non nớt, sau khi cai sữa chúng phải đối đầu với nhiều ký sinh trùng đường ruột và các stress có hại, chế độ dinh dưỡng cần bảo đảm : 3 bữa / ngày từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, cho ăn vào giờ cố định, nếu chó ngừng ăn, không ép ăn quá no. Cân thể trọng thường xuyên để chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, chống béo phì. Chế độ vận động phải tỷ lệ với ăn uống, ăn nhiều vận động ít rất nguy hiểm với sự phát triển của chó.



-Thức ăn cần bảo đảm các thành phần cơ bản: Phức hợp hỗ trợ chống ô-xy hóa, tăng miễn dịch tự nhiên ( Vitamine E, C, taurine, lutein...), tăng kháng thể, ức chế vi khuẩn đường ruột : Mannan và Fructo-oligo-saccharide...các axit béo thiết yếu.. Bổ sung lượng can-xi, phospho thích hợp trong thức ăn để bảo đảm cho sự phát triển của xương rắn chắc và bộ răng khỏe.



- Khi các giống chó " vừa" đến độ trưởng thành cần luyện tập thường xuyên và kết hợp khẩu phần ăn thích hợp giúp chó duy trì tốt hệ miễn dịch tự nhiên và giữ được hình dáng, sức khỏe tốt. Duy trì trọng lượng chó bằng cách cung cấp các loại thức ăn thích hợp, không quá nhiều đạm, béo mà vẫn kích thích tính thèm ăn của chó. Bảo đảm khả năng tiêu hóa thức ăn tối ưu bằng cách cung cấp chất xơ trong khẩu phần dễ dang lưu chuyển, nhu động đường ruột.



-Khi "về già", các giống chó"vừa" từ 7 tuổi trở đi cần có khẩu phần ăn thích hợp chống "lão hóa". các dấu hiệu lão hóa: sinh lực giảm, không đủ khả năng luyện tập, năng lượng tiêu hao ít, hiện tượng béo phì xuất hiện. Các hệ thống miễn dịch suy giảm, lông bạc trắng, xỉn màu, thô và bờm xờm. Đàn hồi của da kém, suy thận, tim mạch yếu... Thức ăn cần giảm lượng phospho, gữ nguyên lượng đạm( 25%), vitamin E và C.
Chế độ dinh dưỡng của các giống chó nhỏ

Xem hình

Thuật ngữ MINI chỉ những giống chó khi trưởng thành chỉ có trọng lượng từ 1-10 kg, bao gồm cả giống chó TOYS nặng không quá 4 kg. Chúng có nguồn gốc từ giống chó săn nên có các kỹ năng săn bắt là đặc tính dễ thương để ưa chuộng như những thú cưng. Chúng rất thích nghi với cuộc sống đô thị, trong điều kiện không được hoạt động thường xuyên.



1.Giống chó mini:

Thuật ngữ MINI chỉ những giống chó khi trưởng thành chỉ có trọng lượng từ 1-10 kg, bao gồm cả giống chó TOYS nặng không quá 4 kg. Chúng có nguồn gốc từ giống chó săn nên có các kỹ năng săn bắt là đặc tính dễ thương để ưa chuộng như những thú cưng. Chúng rất thích nghi với cuộc sống đô thị, trong điều kiện không được hoạt động thường xuyên.



2. Ba giống chó nhỏ "mini" được hiệp hội chó giống thế giới công nhận:

* Giống Terriers : Fox terrier, Yorshire terrier, Scottish terrier, Jack Russell terrier, Cairn terrier, West Highland terrier...

*Giống Dachshunds: Dù thuần hay lai tạo chúng có nhiều hình dáng riêng và kiểu lông khác nhau: dài thẳng, dài gợn sóng, ngắn mượt, xoăn, xù hoặc cực ngắn.

*Giống Lapdogs: Bichons, Toy và miniature poodles, Chihuahua, Pekinese, Shih Tzu, Cavalier King Charles, Lhasa Apso...



3. Các đặc điểm giống "mini" có liên quan đến chế độ dinh dưỡng:

*Sức đề kháng cao, nhanh nhẹn và tuổi thọ cao hơn các giống chó to, có thể sống trên 15 năm. Caanc ó các chế độ ăn uống theo từng thời ký phát triển sinh học của chó.

*Bộ răng nhai thường cắm sâu hơn, tỷ lệ không cân xứng với hàm miệng, dễ sinh nhiều cao răng làm teo nướu răng. Nên dùng các loại thức ăn có chứa chất "Fixers" có chứa Sodium polyphosphates ngăn cản can-xi trong nước bọt hình thành cao răng.

*Do kích cỡ không lớn nên lượng thức ăn giống chó mini không nhiều, nhưng đòi hỏi về mùi vị, cấu trúc bề mặt viên thức ăn là các yếu tố quan trọng làm chó thích ăn. Cần lựa chọn các loại thức ăn chế biến có hương vị đáp ứng" khoái khẩu" của chó.

*Chó mini dưới 6 tháng tuổi nên cho ăn 3 bữa/ngày. Trên 6 tháng tuổi : 2 bữa ăn/ngày. Cho ăn đúng thời gian quy định trong ngày. Cần giám sát quá trình tăng trưởng của giống chó mini bằng cáh thường xuyên theo dõi trọng lượng cơ thể chó.

*Từ 2 tháng tuổi trở đi, miễn dịch tự nhiên qua sữa mẹ không còn nữa, bước sang giai đoạn tăng trưởng chó con giống mini cần có thành phần thức ăn đặc biệt để tăng cường miễn dịch và bảo hộ tự nhiên:



- Phức hợp hỗ trợ chống sự ô-xy hóa có: vitamin A, E, C, biotin, Taurine và lutein là các chất tăng cường miễn dịch tối ưu.

- Các a-xít béo hỗ trợ sự tăng trưởng lông, da, chất kháng viêm hiệu quả trên màng nhầy đường ruột.

- Fructo-oligo-saccharides kìm hãm sự phát triển các vi khuẩn gây bệnh đường ruột.

- Kẽm: làm nhanh lành sẹo.


* Chó già cần một khẩu phần thức ăn thích hợp để bù đắp cho các giác quan lão hóa: ngửi, nếm và tính ngon miệng. Thức ăn cần đầy đủ các loại vitamin A, C và có chất polyphenol từ quả cây giúp bảo vệ tế bào. Chú ý cần giảm hàm lượng phospho trong khẩ
u phần.

Những thức ăn cấm kỵ đối với loài chó



Xem hình

xin giới thiệu tới các bạn danh mục các món ăn được xếp vào hàng "độc dược" đối với loài chó để các bạn lưu ý trong việc chăm sóc cún cưng của mình.

Những thức ăn cấm kỵ đối với chó

- Thức ăn nóng (vừa mới nấu xong), thức ăn lạnh (lấy từ tủ lạnh ra), đồ ăn cay, đồ ăn mặn, quá nhiều chất béo, đồ ăn ngọt, các đồ hun khói;

- Các loại cá nước ngọt. Chỉ nên cho ăn các loại cá biển đã nấu chín. Lý do là cá nước ngọt và cá biển sống có thể có trứng giun, sán dễ truyền bệnh cho chó;



- Không nên cho chó ăn xương. Điều này có vẻ như trái với quan niệm xưa nay về chú chó luôn say sưa gặm cục xương, tuy nhiên, xương chính là tai họa đối với loài chó. Lý do đầu tiên là do chúng không thể tiêu hóa hấp thụ được. Thứ 2 là xương có thể gây nên chứng táo bón, tắc ruột … Đặc biệt nguy hiểm là các loại xương ống, nhất là những loại như xương gà, có thể vỡ ra thành những mảnh sắc nhọn chọc thủng ruột. Ngoài ra, gặm xương còn làm cho bộ răng chó chóng bị mòn, gẫy, vỡ;

- Không nên cho chó ăn quá nhiều mì, các loại đậu, bánh mỳ trắng, khoai tây…;



- Nhất quyết không được cho chó ăn các loại xúc xích, giò… bởi vì các loại thực phẩm này rất độc hại đối với chó. Chúng làm hỏng gan và có thể làm cho chó chết ngay trước khi trửơng thành;

- Không được cho chó ăn các sản phẩm ngọt, nhất là các loại kẹo. Đồ ngọt làm mất đi sự ngon miệng và phá vỡ quá trình tiêu hóa. Ngoài ra chúng còn làm hỏng men răng và có ảnh hưởng xấu đến mắt (làm chảy nước mắt);



- Không được cho chó ăn thịt mỡ lợn, cừu, trứng gà sống;

- Trong thức ăn chó không nên cho các loại gia vị như ớt, sốt cà chua cay, hạt tiêu…;

- Không cho chó ăn các loại thực phẩm ôi thiu, quá hạn sử dụng.



Chế độ cho cún con ăn trong ngày

Dưới 2 tháng tuổi: cho ăn 6 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 3,5h

Từ 2 – 4 tháng: cho ăn 5 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 4 h.

Từ 4 – 6 tháng: cho ăn 4 lần/ ngày,

Từ 6 – 10 tháng: cho ăn 3 lần/ ngày,

Từ 10 tháng trở lên: cho ăn 2 lần/ ngày như đối với chó lớn.

Bệnh Sảy Thai truyền nhiễm ở chó (Brucellosis)



Xem hình
Sảy thai truyền nhiễm là một bệnh có thể lây từ các loài vật cho con người


Là bệnh lây lan do vi khuẩn Brucella Canis gây chết thai, sảy thai và chứng vô sinh ở chó. Bào thai bị lây nhiễm vi khuẩn trong tử cung của mẹ sẽ chết và ra thai từ 45-59 tuổi. Những chó mẹ có sinh con nhưng sau sinh chó con ốm yếu và chết yểu sau vài ngày cũng có thể nghi nhiễm vi khuẩn Brucella Canis.

Triệu chứng :

Thể cấp tính thường thấy sưng hạch bẹn và hạc dưới hàm, hiếm khi sốt. Hai dịch hoàn chó đực lúc đầu sưng to khác thường sau nhỏ dần rồi teo hẳn mất khả năng sinh tinh trùng hoặc tinh trùng vô hoạt. Vi khuẩn xâm nhập vào máu, thải qua nước tiểu và các cơ quan nội tạng gây sảy thai và hủy hoại tế bào sinh tinh trùng.






Thể mạn tính: vi khuẩn không gây ốm bệnh nhưng lây truyền cho nhiều chó khác qua dịch tiết âm đạo và tinh dịch, hoặc qua bài tiết nước tiểu khi đánh dấu đường , hấp dẫn bạn tình, chó khác ngửi và liếm phải.

Lưu ý rằng: Khá nhiều trường hợp chó mắc bệnh sảy thai truyền nhiễm ở cả đực và cái không hề có bất kỳ triệu chứng nào. Mất khả năng sinh sản và sảy thai thường xuyên là dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh. Thậm chí nhiều chủ nhập chó từ nước ngoài về cho rằng chó bị "triệt sản" không dùng phẫu thuật !

Phương thức lây lan:

Chủ yếu qua giao phối, chó đực liếm dịch tiết âm hộ chó cái. Rất quan trọng cảnh báo với các nhà nhân giống chó khi thấy hiện tượng sảy thai hàng loạt do giao phối với cùng một đực giống, vì đực giống có thể mang vi khuẩn suốt đời mà không hề có triệu chứng bệnh.

Chẩn đoán xét nghiệm:

Chỉ có giá trị với chó bị nhiễm Brucella Canis cấp tính bằng phản ứng huyết thanh học. Việc nuôi cấy phân lập vi khuẩn lấy từ dịch tiết âm đạo, mô bào khi sảy thai cũng có giá trị chẩn đoán.

Điều trị:

Khó điều trị dứt điểm vì khỏi bệnh vẫn có thể mang trùng. Dùng kháng sinh doxycycline, streptomycin, rifampin tiêm bắp hoặc cho uống trong vòng 3 tuần có thể khỏi bệnh 80%. Nhưng sau đó cần thiến và triệt sản là tốt nhất. Mọi thăm khám và quyết định điều trị, xử lý sau lành bệnh cần có tư vấn của các bác sỹ thú y.

Phòng chống bệnh:

Chó giống có mục đích nhân giống nên xét nghiệm huyết thanh âm tính với Brucella Canis trước khi quyết định sử dụng phối giống. Sau đó định kỳ 1 hoặc 2 lần xét nghiệm lại hằng năm.

Triệt sản và thiến những chó mắc bệnh đã chữa khỏi và những chó chưa mắc bệnh nhưng không có mục đích nhân giống.

Tuy hiếm thấy nhưng Brucella Canis vẫn có lây sang người nên việc vệ sinh khử trùng tay, đeo găng cao su bảo hộ khi tiếp xúc với chó giao phối hoặc có sảy thai là rất quan trọng.

Nên chăng khi quyết định nhập một con giống quý từ nước ngoài, cần yêu cầu người bán chó có giấy xét nghiệm máu âm tính với Brucella Canis ?

Chó chết dịch bệnh- một sự thật phũ phàng!



Xem hình

Tuy chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng tại các thành phố lớn như Hà nội và TP Hồ Chí Minh, các nhà chuyên môn nhận định: Chó chết do dịch bệnh chiếm trên 80% các ca tử vong, chỉ còn lại gần 20% do các bệnh không lây khác như: giun sán, nội ngoại khoa, sinh sản, trúng độc, tai nạn...

Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật: Các bệnh truyền nhiễm như: Parvovirus, Carre ( Canine Distemper ), Viêm gan truyền nhiễm (Hepatitis ), Bệnh Ho Cũi chó ( Viêm KQ-PQ truyền nhiễm - Kennel Cough ) chính là thủ phạm giết hàng loạt chó, đặc biệt chó non dưới 1 năm tuổi, chó chuyển vùng, nhập khẩu.

Tại sao dịch bệnh chó xảy ra quanh năm, không có dấu hiệu giảm ?

1. Sự chủ quan, thiếu hiểu biết của chủ nuôi chó :

- Chó không được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm không đủ lịch trình, không tiêm nhắc lại hàng năm, kỹ thuật tiêm chưa bảo đảm.

- Chủ nuôi chưa trang bị cho mình các kiến thức cần thiết về chăm sóc, phòng bệnh cho chó trước khi quyết định nuôi chó. Chăm nuôi sai phương pháp, đặc biệt là chó mới về .

2. Vẫn còn các nhóm chó " ngoài sự kiểm soát dịch bệnh" là nguồn dịch nguy hiểm lây lan sang đàn chó nuôi:

- Đàn chó thịt phục vụ các lò mổ, cửa hàng thịt chó không bao giờ được tiêm vaccine.

- Chó nhập lậu không qua kiểm dịch động vật của các Cơ quan chức năng.

- Chó nuôi thả rông ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa để "trông nhà".

3. Thiếu hiểu biết và không tuân thủ "Luật Thú Y hiện hành":

- Vận chuyển chó trong nước không qua Kiểm dịch động vật. Là nguồn phát tán dịch cho mọi miền.

- Người bán chủ quan, người mua dễ dãi không cảnh giác vì khả năng lây lan dịch rất cao ở các nơi tập trung nhiều chó từ các nguồn khác nhau. Các cuộc offline, dogshow, các Pet Shop, Pet Care, làm đẹp chó, các Trại chó giống, Trung tâm huấn luyện chó để "lọt " chó ốm, ủ bệnh, nguy cơ lây nhiễm cao cho hàng loạt chó khác.

- Ý thức Vệ sinh Thú Y kém: Thả xác chó chết dịch vào sông, suối, thùng rác, các nơi công cộng : bến bãi, ruộng đồng... Các chất thải từ chó nhiễm dịch bệnh : phân, nước tiểu, dãi và chất nôn hôi tanh... không được tiêu độc khử trùng theo sự hướng dẫn của các Cơ quan Thú y, kiểm dịch nên các động vật tha ăn xác thối, chuột bọ, côn trùng, ruồi nhặng...làm lây lan nhanh dịch bệnh thành các ổ dịch không thể kiểm soát.

- Các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, lồng chuồng,dây xích, máng bát ăn của chó có nhiễm dịch không được tẩy uế, tiêu độc.

- Chữa trị chó ốm, tiêm vaccine dùng chung bơm kim tiêm.

Những yếu tố kể trên làm cho dịch bệnh kéo dài triền miên qua nhiều năm gây tổn thất lớn cho chủ nuôi chó về kinh tế và tình cảm. Mâu thuẫn giữa người nuôi chó và người bán chó thường xuyên xảy ra với nhiều tai tiếng. Dịch bệnh làm ảnh hưởng tới các công trình nghiên cứu bảo tồn gen, nhân giống chó quý, huấn luyện chó nghiệp vụ...

Bao giờ Việt nam có thể khống chế được dịch bệnh ở chó như các nước tiên tiến Âu, Mỹ ?

1. Toàn đàn chó được tiêm vaccine phòng các bệnh truyền nhiễm.

2. Ý thức và hiểu biết về dịch bệnh và chăm sóc chó của người nuôi được nâng cao.

3. "Pháp lệnh Thú Y Việt nam" được chấp hành nghiêm chỉnh.

4. Bỏ được thói quen ăn thịt chó.

5. Chó thực sự là bạn của con người, người buôn bán chó cũng yêu thương chó như các chủ nuôi khác.

Bao giờ? 5 năm? 10 năm? hay lâu hơn nữa chúng ta chấm dứt dịch bệnh trong đàn chó nuôi? Câu trả lời ở chính trong bản thân từng con người chúng ta. Có vậy mới hy vọng một nền "Văn minh Vật nuôi" được "sang trang" tại Việt nam.

Đề phòng các bệnh có thể lây từ mèo sang người


Mặc dù khả năng lây nhiễm bệnh từ mèo sang người không cao, nhưng chủ mèo vẫn cần cảnh giác và có các hiểu biết đề phòng.


1. Bệnh Dại:


Thường xảy ra với mèo chưa được tiêm phòng dại định kỳ hàng năm, được thả tự do có tiếp xúc với môi trường và động vật hoang dã : chó, chuột, cáo chồn...Mèo mới nuôi không rõ nguồn gốc.

Qua các vết xây xước, vết cắn, virus Dại từ nước dãi mèo xâm nhập cơ thể người, ủ bệnh khá lâu: từ 10 ngày đến 120 ngày, thậm chí 6 tháng mới phát bệnh. Nguy cơ tử vong rất cao nếu bị mèo Dại cắn không có các xử lý tiêm phòng vaccine.

2. Ký sinh trùng ngoài da:


- Ve, rận, ghẻ cắn đốt gây dị ứng, mẩn tịt da của người.

- Nấm mèo, đặc biệt Ringworm rất dễ lây sang người tạo thành các vòng tròn đỏ trên da, viêm, ngứa lan ra nhiều nơi trên cơ thể.



Mèo ngứa gãi liên tục...cần kiểm tra ghẻ, rận hoặc nấm. Bệnh nấm mèo, loét sùi da, rụng lông. Vết tròn đỏ, ngứa ở da người.

3. Bệnh do Nguyên trùng Protozoa :

Amoeba, Trichomonas, Coccidia, giardia...đặc biệt Toxoplasma gây các tiêu chảy ở mèo, thải qua phân, mặc dù hiếm xảy ra nhưng có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai vì Toxoplasma truyền từ mẹ qua bào thai gây xảy thai.

4. Các Khuyến cáo Quan trọng với chủ nuôi mèo :

- Luôn luôn rửa tay bằng sà phòng sau khi tiếp xúc với mèo.

- Không nên để phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ tiếp xúc với các chất thải của mèo: lông, phân, nước tiểu. Quản lý chặt chẽ, vệ sinh khay toilet của mèo.

- Rửa sạch ngay bằng sà phòng các vết cắn, vết xước do mèo cào, cắn. Trường hợp mèo cắn không rõ nguồn gốc, hoặc chưa tiêm vaccine, có tiếp xúc với động vật hoang dã, cần đi khám các Bác sỹ Dịch tễ học để tư vấn tiêm phòng bệnh Dại ngay.

- Mèo bị viêm loét da, rụng lông, ngứa ngáy cần khám BSTY, phải cách ly với người nếu bị nấm Ringworm.

Dị ứng ở chó



Xem hình

Dị ứng là một chứng bệnh khó chẩn đoán và điều trị vì có rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng ở chó. Nắm vững các nguy cơ dị ứng cho chó, đề phòng và có hướng điều trị phù hợp không chỉ là việc của các bác sỹ thú y mà cần có sự chăm sóc, phát hiện của chủ nuôi chó.

1. Dị ứng là gì ?

Là phản ứng của hệ thống miễn dịch cơ thể đáp ứng lại các tác nhân " lạ" gây dị ứng ( dị ứng nguyên ), cơ thể tăng tiết Histamine chống lại chất "lạ". Dị ứng nguyên có thể từ thức ăn, môi trường sống: cây cỏ, phấn hoa, bụi bẩn... hóa chất, thuốc, rắn độc cắn, côn trùng chích đốt : ve rận, mòng, ong... ký sinh trùng : ghẻ, nấm... Dị ứng thường xảy ra nhanh, bất ngờ với nhiều dấu hiệu khác thường : ngứa ngáy, mẩn đỏ da, sốt, thở gấp, tiêu chảy và nhiều rối loạn toàn thân khác. Cũng có thể kéo dài mạn tính do nhiễm ghẻ, nấm, ve rận lâu ngày.

2. Chó bị dị ứng qua đường nào ?

- Hô hấp : do hít thở không khí có chất "lạ" như : phấn hoa, mùi hóa chất, thậm chí một số nước hoa, mỹ phẩm của người.

- Tiêu hóa : Ăn phải các thức ăn lạ, thức ăn có nấm mốc...

- Da : do tiếp xúc với hóa chất, tiêm, bôi thuốc điều trị, thậm chí do tiêm vaccine phòng bệnh. Bị rắn độc cắn, côn trùng chích đốt.

3. Các triệu chứng dị ứng ở chó ?

Khá nhiều biểu hiện khác nhau, phức tạp của dị ứng ở chó. Các triệu chứng chính dưới đây có thể xác định chó bị dị ứng :

* Chảy nước mắt, nước mũi.

* Sưng tịt vùng mặt, các ngón chân.

* Cắn xé liên tục vào ngón chân, cẳng chân.

* Da mẩn tịt, ửng đỏ, ngứa dữ dội, có rớm máu do các vết gãi, chà xát. Lâu ngày da thâm tím, bong vảy khô.

* Thở gấp, khò khè, khó thở.

* Ho khạc, hắt hơi, khụt khịt.

* Tiêu chảy cấp.

* Nôn ói.

* Không an tâm, cuống quýt, run rẩy, thậm chí chạy nhẩy kêu rít vô thức.

* Trầm trọng hơn có thể : Bỏ ăn, không uống nước, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.

4. Chẩn đoán và điều trị ra sao ?

Khi có triệu chứng nghi dị ứng, điều quan trọng nhất là tìm ra chất , tác nhân gây dị ứng ( Dị ứng nguyên ) để trừ bỏ căn nguyên mới điều trị hiệu quả.

*Dùng Thuốc kháng Histamine : Promethazine ( các biệt dược là : Phenergan, Pipolphen ) liều tiêm 0,2- 0,4 mg/kg thể trọng. Liều tối đa 1mg. kg thể trọng.

* Thuốc bổ trợ : Vitamine C + Canci chlorua ( tiêm chậm vào tính mạch ).

* Điều trị tiêu hóa : chống nôn, tiêu chảy.

* Kháng sinh : khi có viêm da bội nhiễm, viêm ruột , viêm hô hấp.

* Loại trừ các nguyên nhân gây dị ứng ( dị ứng nguyên ): thuốc, thức ăn, phấn hoa.., diệt ve, rận, ghẻ. Giải độc khi bị ong, kiến, côn trùng châm đốt, rắn cắn.

* Chăm sóc chu đáo, để nơi thoáng, mát, khô ráo, ăn thức ăn dễ tiêu.

CÓ NÊN CHO CHÓ ĂN SỮA CHUA ?


Xem hình

Chó thường mắc bệnh đường ruột, tiêu chảy, phân sống thậm chí xuất huyết. Nếu bạn đã tiêm phòng dịch cho chó đầy đủ và tẩy giun sán định kỳ đúng tiêu chuẩn, sử dụng sữa chua lại là biện pháp tăng sức khỏe dinh dưỡng và phòng bệnh đường ruột hiệu quả.

Các loại vi khuẩn đường ruột không phải là đều có hại với chó, ngược lại rất nhiều loai vi khuẩn có ích giúp tiêu hóa, phân giải các chất xơ, lên men tiêu hóa bột đường...Ngoài ra còn có sự "cạnh tranh sinh tồn" giữa các loại vi khuẩn có ích và gây hại trong "hệ vi khuẩn đường ruột".

Sữa chua hoặc các chế phẩm thức ăn từ sữa chua được lên men một chủng vi khuẩn rất hữu ích có tên gọi là Lactobacillus. Ngoài việc cấp cung cấp protein bổ dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh, giúp nhuận tràng chống táo bón, sự phát triển của loại vi khuẩn này tạo ra acide lactic , có thể ức chế cạnh tranh phát triển của các loại vi khuẩn có hại khác như : Salmonella, E.colli ...

Câu trả lời là : Nên cho chó ăn sữa chua.

Thực tế ở nhiều nước ,sữa chua là khẩu phần không thể thiếu hàng ngày với chó ở mọi lứa tuổi, kể cả khi chó có dấu hiệu viêm ruột nhẹ vẫn có thể dùng sữa chua. Tất nhiên sữa chua phải bảo đảm vệ sinh thực phẩm, chất lượng, không có chất độc melamine.

Ở Việt nam, một chú cún 3 tháng tuổi tùy theo trọng lượng cơ thể, bạn có thể cho ăn thêm 1-2 hộp sữa chua Vinamilk loại trắng, không pha màu, chất thơm hoa quả ngoài các bữa ăn chính. Ăn quen, chó của bạn sẽ "nghiền" loại bổ dưỡng này.

Bổ dưỡng và giúp tiêu hóa rất tốt, sản phẩm sữa chua dùng cho trẻ em, người ta cũng dùng làm thức ăn hàng ngày cho chó.

Tiểu tiện không tự chủ ở chó

Tiểu tiện không tự chủ ở chó

Là hiện tượng bài tiết không theo ý muốn, không phụ thuộc trạng thái tâm lý ở chó. Khác với việc vãi, xón đái do vui mừng gặp lại chủ, đái đánh dấu đường đi hay hấp dẫn bạn tình... Ỉa vãi bừa bãi do hoảng sợ , bị đánh đập ngược đãi và các stress tâm lý khác..."Tiêu tiểu không tự chủ" hoàn toàn không có chỉ đạo bằng các xung động nơ-ron thần kinh các trung khu phản xạ vỏ đại não tới các hoạt động co dãn hệ cơ vòng bàng quang và hậu môn, nghĩa là bài tiết hoàn toàn "tự nhiên, vô thức".

Các nguyên nhân gây tiêu tiểu không tự chủ

- Tổn thương tủy sống do chấn thương.

- Hội chứng rối loạn chức năng về ý thức.

- Viêm, tổn thương, tràn dịch màng não do nhiễm khuẩn hoặc virus.

- Khối u, ung thư não và tủy sống.

- Một số giống chó xác suất rủi ro tràn dịch màng não cao hơn cả là: Maltese, Yorkshire Terrier, Chihuahua, Lhasa Apso, Pomeranian, Toy Poodle, Cairn Terrier, Boston Terrier, Pug, Pekingese và Bulldog.

- Một số bệnh gây tiêu chảy, đại tiện không tự chủ: nhiễm quá nhiều giun sán ở chó non, các bệnh dịch : parvovirus, viêm gan truyền nhiễm...

- Chó quá già, lú lẫn...



Làm gì khi chó tiêu tiểu không tự chủ?



- Theo dõi phản xạ đi đại tiểu tiện, nếu có dấu hiệu bất thường, không tự chủ nên đi khám BSTY để xác định bệnh.

- Cấp cứu kịp thời khi có các chấn thương vùng não và tủy sống.

- Với chó quá già, chó mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư, liệt ...nếu gây mất vệ sinh và khổ cho cả chủ và chó thì nên có giải pháp nhân đạo.