Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2009

THÚ CƯNG VÀ SỨC KHỎE

Những Thú Cưng sẽ giúp ích cho sức khỏe của Con Người
Những Thú Cưng sẽ giúp ích cho sức khỏe của Con NgườiMèo là sinh vật tuyệt diệu giúp giải stress và mệt mỏi cho con người. Nhà tâm lý học Mỹ Boris Levinson là người đầu tiên áp dụng thuật ngữ "động vật trị liệu" cho hành động chăm sóc động vật thông thường. Thuật ngữ ra đời đầu tiên vào giữa thập kỷ 1960. Và các nhà tâm lý học bắt đầu sử dụng nó để điều trị cho các em nhỏ bị chứng tự kỷ. Ở thời điểm đó, phương pháp của Levinson không phải là một cuộc cách mạng. Người ta đã biết rằng vào thế kỷ 18, các bác sĩ của Bệnh viện tâm thần York Retreat ở Anh đã nuôi những con mèo, chó, thỏ và chim để phục vụ chữa bệnh. Các chuyên gia của bệnh viện này tin rằng việc chăm sóc các con vật sẽ tạo cho bệnh nhân nhiều cảm xúc tích cực.

Trị liệu bằng mèo là phương pháp rất phổ biến. Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng mọi hành vi của mèo đều có thể chữa bệnh cho người. Tiếng gừ gừ của nó có tần số 4-16 Hz theo một cách nào đó đã cải thiện hệ miễn dịch. Mèo cũng có khả năng bí ẩn nhận dạng những nội tạng đang đau đớn của con người. Khi một con mèo cảm thấy bà chủ có nội tạng đang ốm, nó sẽ ngồi sát vào cô ấy, kêu gừ gừ, giậm chân và liên tục cào nhẹ bằng bộ móng của mình.

Trị liệu bằng mèo giúp giải toả căng thẳng tâm lý, mệt mỏi, đau đầu, làm giảm huyết áp nếu nó quá cao, làm cân bằng các xung điện của cơ thể, đồng thời xoa dịu cái đau gây ra bởi bệnh thấp khớp và đau dạ dày. Những người truyền bá liệu pháp mèo khẳng định rằng các giống mèo khác nhau có thể chữa trị các bệnh khác nhau. Chẳng hạn, những con mèo có lông tơ như mèo Ba Tư là bài thuốc lý tưởng đối với bệnh mất ngủ hay đau dây thần kinh. Người mắc bệnh gan, thận hoặc viêm dạ dày, ruột kết nên có một chú mèo lông mượt.
--------------------------------------------------------------------------------------

Ngoài ra Chó đứng thứ hai ngay sau mèo trong danh sách những động vật 'lương y'. Những người thường xuyên đi dạo với anh bạn bốn chân này sẽ giảm các cơn đau. Ngoài ra, nước bọt của chó chứa lycozyme, một tác nhân chống lây nhiễm giúp mau liền vết thương trong thời gian ngắn. Những con chó lớn có nhịp điệu alpha mạnh, bởi vậy các bệnh nhân tim có thể giữ chúng bên cạnh trong ít nhất nửa giờ mỗi ngày sẽ cảm thấy tốt hơn.

Cưỡi ngựa là liệu pháp thứ ba sau hai cách trên. Hippocrates từng nói rằng ngồi trên một cái yên giúp loại bỏ được những ý nghĩ ảm đạm. Cưỡi ngựa là một liệu pháp hoàn hảo cho sự phục hồi của những bệnh nhân bị chấn thương cột sống, loạn dưỡng cơ, liệt chân và viêm khớp. Ở Anh, cưỡi ngựa được sử dụng thậm chỉ để điều trị cho những bệnh nhân nghiện hút.

Trị liệu bằng cá heo cũng tốt cho việc hồi phục tâm lý ở những bệnh nhân bị tai nạn giao thông. Ở châu Phi, voi giúp chữa khỏi một số bệnh ở người, còn ở Australia, kangaroo nhiều khi trở thành "thuốc".
Mèo Ba Tư

Mèo Ba TưMèo Ba Tư là một trong những giống mèo lông xù phổ biến nhất trên thế giới. Chúng có thân hình chắc khỏe, đầu to, hai mắt tròn biểu cảm. Theo như nghiên cứu thì chúng xuất hiện hầu như cùng một lúc tại các vùng núi hẻo lánh của các nước vùng Vịnh Persik, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc.

Mèo Ba Tư có bộ lông 2 lớp với lớp lông dài phía ngoài và lớp lông ngắn khá dày ở bên trong. Đuôi của chúng luôn xù nên việc chăm sóc cho bộ lông của giống mèo này là một công việc rất quan trọng nhất. Bạn đừng nên nghĩ đến việc mua về một chú mèo loại này nếu như không thể dành cho chúng một khoảng thời gian hàng ngày để chăm sóc bộ lông bằng các loại lược chuyên dụng. Việc chải lông này ít nhất tốn 10 phút, nhưng quan trọng là phải được thực hiện đều đặn
hàng ngày.

Giống mèo này có vẻ như không thích hợp lắm với những người chủ nhân ưa sạch sẽ vì chúng rụng lông rất nhiều. Tuy nhiên, nhờ có bản tính mềm mại, dễ chịu và ôn hòa, giống mèo Ba Tư vẫn tiếp tục được xếp vào những con vật được yêu thích nhất trong gia đình. Chúng rất thông minh, thân thiện và quyến luyến với chủ. Bản tính ôn hòa của mèo Ba Tư là bằng chứng về các nhu cầu tương đối đơn giản của chúng và khả năng phù hợp với cuộc sống của những người chủ bận rộn nhất. Chúng không tỏ ra khó chịu khi bị nhốt trong nhà suốt ngày, và việc được thả ra vườn cũng không lấy gì làm quá quan trọng, mặc dù nếu được thả, chúng cũng sẽ sẵn sàng leo trèo cây cối với sự khoan khoái rõ rệt.

Bạn có thể gặp mèo Ba Tư với rất nhiều màu lông khác nhau: Màu kem, màu trắng, màu xám xanh (blue), màu đỏ, màu nâu, vằn vện… Hiện nay, yêu cầu tuyệt đối của giống mèo này là mũi bé và mắt to nên những cá thể đạt được các tiêu chí trên có thể sẽ gặp khó khăn trong việc hít thở hoặc bị chảy nước mắt. Vì vậy, cần phải rất thận trọng khi lựa chọn cho mình chú mèo thuộc giống này.

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2009

TI£U CHAY TREN MEO

Tiêu chảy là sự đào thải phân lỏng với lượng lớn khác thường, tăng các cơn rặn, tăng nhu động ruột quá mức của mèo.
Thông thường phải mất 8 giờ để thức ăn từ miệng qua bộ máy tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng, nước, khoáng chất và điện giải chỉ còn lại các chất cặn bã, xơ hình thành phân ở ruột kết và chờ để thải ra ngoài. Khi bị tiêu chảy, tốc độ thải nhanh hơn kèm theo nhiều nước, điện giải và niêm mạc ruột bong ra, thậm chí xuất huyết do viêm nhiễm với mùi hôi tanh khó chịu.

Các nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy ở mèo ?

1. Ăn quá nhiều, đặc biệt thức ăn béo, giàu đạm : mỡ, cá, thịt hoặc các loại thức ăn ôi, thiu, có nấm mốc gây rối loạn tiêu hóa.

2. Ăn xác động vật chết thối rữa : xác chuột chết, chim chết, phủ tạng động vật ( ruột cá, lòng gà, lợn... )

3. Ăn phải dị vật : que cứng, cỏ cây, giấy, vải, nhựa...

4. Ăn, liếm phải các chất độc hữu cơ, xăng dầu, chất tẩy rửa gia dụng, vật liệu xây dựng xi măng, gạch cát...một số cây cỏ độc trang trí vườn hoa hoặc nội thất.

5. Chăm sóc Mèo già, mèo ốm yếu bằng sữa: khả năng tiêu hóa sữa và các sản phẩm sữa rất kém do không đủ men Lactase tiêu hóa đường Lactose của sữa. Đặc biệt dễ bị tiêu chảy khi nuôi mèo bằng sữa ở xứ nhiệt đới nóng ẩm.

6. Các stress tâm lý bất lợi : hoảng hốt, buồn rầu, tự giải cứu sập bẫy, nơi ở mới, người lạ... làm ức chế quá trình tiêu hóa gây tiêu chảy.

7. Nhiễm dịch bệnh do virus, vi trùng , nấm mốc: Bệnh Panleukopenia, Leukemia, Salmonella, Bệnh suy giảm miễn dịch do virus ( Feline Immunodeficiency Virus Infection FIV ).

8. Nhiễm ký sinh trùng: Giun sán, Động vật nguyên sinh Protozoa như: Coccidia, Giardia, Toxoplasma.

9. Các bệnh đường tiêu hóa : Khối u, viêm Dạ dày- ruột, Co thắt đại tràng...

Phòng bệnh tiêu chảy như thế nào ?

1. Quản lý chất lượng và số lượng thức ăn, loại thức ăn thích hợp cho mèo.

2. Tiêm phòng vaccine định kỳ chống các bệnh virus, vi khuẩn theo tư cấn của các Bác sỹ thú y.

3. Định kỳ tẩy giun sán, đặc biệt mèo non dưới 6 tháng tuổi.

4. Quản lý các hóa chất độc, chất tẩy rửa gia dụng, cây cỏ độc, hoa lá độc trang trí nội thất ( Hoa Ly ).

5. Giảm thiểu các stress bất lợi, yêu thương và chăm sóc mèo chu đáo, khoa học.

Chữa trị tiêu chảy ra sao ?

1. Loại bỏ các nguyên nhân gây tiêu chảy.

2. Thăm khám và theo chỉ định điều trị của Bác sỹ thú y.