Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2009

Chow Chow

Cún Chow Chow
Hai đặc điểm đầu tiên để nhận dạng giống chó này là lưỡi có màu xanh đen và bốn chân thẳng, to trông hơi thô làm cho chúng có dáng đi cứng nhắc, trông không được tự nhiên lắm. Bộ lông dày và rậm có hai loại khác nhau: Mượt và thô cứng. Màu phổ biến nhất của giống chó Chow chow này là màu đỏ, đen, xanh đen, màu kem, cũng có thể bắt gặp màu xám. Màu trắng được coi là khá hiếm. Đặc biệt chó Chow chow thuần chủng không bao giờ có bộ lông loang lổ phan lẫn các màu với nhau. Tai tròn và nhỏ. Đặc điểm nổi bật nữa của giống chó này là có bờm lớn rất ấn tượng và làm cho chúng có nét giống như loài sư tử dũng mãnh. Đầu Chow chow to, rộng. Trán phẳng. Mõm khá to và hợp với mũi thành một khối lồi ra phía trước. Ngực rộng khoẻ mạnh, phần thân sau ngắn gọn gàng. Đuôi xù lông và luôn buông thõng.

Tính cách
Chow chow thông thường rất biết điều và ngoan ngoãn, tuy vậy có thể trở nên bướng bỉnh khó bảo. Nghiêm túc, oai vệ và tự chủ. Là loài chó chỉ biết công nhận duy nhất chủ nhân của minh, chúng rất chung thành với gia chủ. Nếu bị người lạ tấn công, Chow chow sẽ phản ứng tức thì với tất cả sự hung dữ của chúng. Giống chó rất cá tính này sẽ thích hợp nhất đối với những người chủ mạnh mẽ và biết thể hiện uy quyền. Họ cần phải là những người điềm tĩnh, công bằng và kiên quyết. Với người chủ như vậy, Chow chow sẽ phát triển tốt nhất. Không nên trông đợi vào sự tuân lệnh một cách tuyệt đối của chúng bởi vì loài chó này có tính bướng bỉnh bẩm sinh và thích hành động theo cách của chúng. Vì là loài chó thông minh nên có thể dễ dàng tiếp thu các bài học. Cần phải kiên nhẫn khi dạy bảo chúng. Loài Chow chow lông ngắn thường hiếu động và dễ dạy bảo hơn loài lông dài.
Nói chung Chow chow hay lấn át và bắt nạt các loài chó khác, tuy vậy chúng lại luôn tỏ ra rất dịu dàng và ngoan ngoãn khi chơi với trẻ nhỏ. Nên cho Chow chow hoà nhập từ lúc còn nhỏ với các súc vật nuôi khác. Việc dạy dỗ cần được tiến hành ngay từ lúc chúng còn nhỏ. Ở Trung Quốc giống chó này được sử dụng vào công việc canh gác, bảo vệ và kéo xe.

Chiều cao, cân nặng
Cao: 18 - 22 inches (451 – 56 cm).
Cân nặng: 45 - 70 pounds (20– 32 kg).

Các bệnh có thể gặp
Nói chung là giống chó rất khỏe mạnh. Có khả năng mắc chứng loạn sản. Ngoài ra còn hay bi quặm mắt.

Điều kiện sống
Có thể sống trong điều kiện căn hộ. Tuy vậy chúng tỏ ra khá thụ động trong không gian hẹp và thoải mái nhất khi ở không gian rộng như là sân vườn. Nhạy cảm với thời tiết nóng quá, tuy vậy có thể sống ở ngoài sân.

Tương đối lười biếng Nên chịu khó cho chúng tập các bài thể dục để trở nên thon thả và nhanh nhẹn hơn.

Sống lâu Khoảng 15 năm.

Chăm sóc cho bộ lông
Cần chải lông thường xuyên bằng bàn chải chuyên dụng.
Mức độ rụng lông nhiều, theo mùa.

Nguồn gốc

Cấu trúc cơ thể của Chow chow rất giống như mẫu chó đá hoá thạch từ hàng triệu năm. Được biết đến khoảng 2 ngìn năm trước tại Trung quốc và đã được sử dụng trong các việc như săn bắn, kéo xe và canh gác. Chúng còn được dùng để săn sói, chồn, gà lôi. Bộ lông dày của chow chow được sử dụng làm áo lông, ngoài ra thịt của chúng còn là một món đặc sản tại Trung quốc. Lần đầu tiên được đưa vào nước Anh năm 1800. Tên gọi chow chow có lẽ xuất phát từ tên việc nguời Anh gọi tất cả các súc vật lạ được đưa vào từ miền viến đông.

chó nhật AKITA

Chó Nhật Akita




Có nguồn gốc từ đảo Honshu vùng Akita, Nhật bản, nơi mọi thứ còn được giữ lại gần như nguyên vẹn qua hàng thế kỷ. Ngày nay Akita được coi là giống chó chính thức - "quốc khuyển" của Nhật. Giống chó được sử dụng vào nhiều mục đích, đầu tiên như là bảo vệ cho Nhật hoàng, sau đó như chó chiến đấu, chó săn gấu và lợn lòi, dùng trong quân đội, cảnh sát. Akita có bản năng của loài săn bắt và có thể phát huy ngay cả khi tuyết phủ dày. Chúng có mõm mềm nên có thể dễ dàng săn những loài chim nước. Ở Nhật, tựong chó Akita thường được gửi tới cho những người bệnh để chúc cho họ chóng bình phục, hoặc bố mẹ trẻ mới sinh con để tượng trưng cho sức khỏe. Con Akita đầu tiên được mang tới Mỹ bởi Helen Keller. Người Mỹ cũng mang Akita trở về sau Đại chiến thế giới lần thứ 2.
Mô tả
Đây là loài chó lớn nhất của Nhật bản trong nhóm Spitz. Chúng có thân hình chắc nịch, cân đối, gân guốc, mạnh mẽ và trông rất ấn tượng. Đầu to, trán phẳng và bộ hàm ngắn nhưng cực khoẻ. Mặt có hình tam giác theo kiểu chó sói. Giữa trán có một rãnh chia đôi mặt thành hai nửa bằng nhau. Mắt nhỏ, hình tam giác có màu nâu sẫm. Mũi thông thường có màu đen (có thể có màu nâu trên các cá thể có màu lông trắng, nhưng màu đen được đánh giá cao hơn). Môi đen và lưỡi có màu hồng. Răng sắc khoẻ, theo hình răng cưa. Đuôi luôn vểnh cao và cuộn tròn ở trên lưng. Chân của chúng có màng, giống kiểu chân mèo, vì thế nên bơi rất giỏi. Bộ lông có 2 lớp bao gồm lớp lông cứng, không thấm nước ở phía ngoài và lớp lông dày mềm bên trong. Có các màu trắng tuyền, đỏ, màu hạt vừng và vằn vện. Màu đen không được chấp nhận.

Tính cách

Là giống chó ngoan ngoãn, dễ bảo, nhưng đôi khi cũng tỏ ra cứng đầu. Rất tận tuỵ và yêu quí gia chủ. Thông minh, can đảm và rất thận trọng. Đây là giống chó khá bướng bỉnh nên cần có sự dạy dỗ chu đáo từ khi còn nhỏ. Đây là một trong những giống chó bảo vệ tốt nhất. Các bà mẹ người Nhật thường giao cho chúng nhiệm vụ trông coi những đứa con của mình. Akita là giống chó cực kỳ trung thành và rất quyến luyến với chủ. Tuy vậy chúng rất hung dữ đối với các con chó và vật nuôi khác, vì vậy phải luôn cảnh giác để tránh đụng độ. Tốt nhất là khi ra ngoài cần cho chúng đeo rọ mõm. Mặc dù chúng rất yêu quí bọn trẻ của gia chủ, nhưng chúng vẫn có thể tỏ ra hung dữ đối với trẻ lạ. Khi bị trêu trọc, chúng có thể cắn. Giống chó này có tính sở hữu rất cao. Cần có sự dạy dỗ hết sức kiên trì vì Akita dễ nản. Rất thích sự chăm sóc của gia chủ. Giọng của chúng có nhiều âm thanh rất hay, tuy vậy không phải là loại chó thích sủa.

Chiều cao, cân nặng
Cao: 26 - 28 inches (66 – 71 cm). Chó cái cao 24 – 26 inches (61–66cm)
Cân nặng: 75 - 120 pounds (34 – 54 kg). Chó cái 75 – 110 pounds (34 – 50 kg)

Các bệnh có thể gặp
Có thể mắc các bệnh về bệnh về máu, hệ miễn dịch, bệnh ngoài da, mắt.

Điều kiện sống

Có thể sống trong điều kiện căn hộ nếu có không gian dành cho nó tập luyện. Chúng có mức độ hoạt động trong nhà vừa phải và thoải mái nhất khi ở không gian rộng như là sân vườn.

Hoạt động

Cần có các bài tập vừa phải , nhưng đều đặn để giữ cho thân hình thon thả

Sống lâu
Khoảng 10 - 12 năm.

Chăm sóc cho bộ lông

Rất cần chăm sóc bộ lông. Rụng lông rất nhiều, hai lần trong năm. Cần chải lông bằng bàn chải chuyên dụng. Chỉ tắm khi thật cần thiết vì có thể làm rụng lớp lông không thấm nước bên ngoài.

PUG

Có nguồn gốc từ châu Á khoảng 400 trước Công nguyên. Tuy vậy hiện nay nguồn gốc của Pug vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Một số chuyên gia cho rằng Pug có nguồn gốc từ vùng Viễn Đông, được du nhập bởi các nhà lái buôn Hà lan. Họ cũng cho rằng có thể đây là một nhánh của giống chó Bắc Kinh lông ngắn. Tuy vậy có ý kiến khác cho rằng Pug là kết quả của việc lai tạo giống chó Bulldog bé.

Từ thế kỷ 16, Pug trở thành loài chó cảnh yêu thích và thời thượng nhất trong các triều đình châu Âu, đạt đến đỉnh cao vào thời kỳ Victoria. Pug là loài chó yêu thích trong các đền chùa tại Tây Tạng, sau đó chúng được nhập vào Nhật bản. Tiếp tục cuộc chu du đến châu Âu, loài chó này nhanh chóng trở thành vật nuôi trong hoàng gia của nhiều quốc gia và thậm chí đã trở thành loại chó chính thức của Hoàng gia Hà lan. Chính chú chó Pug nhỏ bé đã cứu mạng hoàng tử William khi đánh động cho chủ biết về cuộc tấn công vào năm 1572. Khi người Anh xâm chiếm hoàng cung tại Bắc Kinh, họ tìm thấy ở đây một số chó Pug và chó Bắc Kinh và mang chúng trở về Anh quốc. Liên đoàn chó Mỹ đã chính thức công nhận loại chó Pug vào năm 1885.

Mô tả

Chó Pug có thân hình chắc lẳn, gọn gàng Cơ thể của loài chó này được coi là cân đối nếu chiều cao tính đến vai gần tương đương với chiều dài từ vai đến hết mông. Chó chuẩn có hình dáng giống quả lê, phần vai rông hơn phần hông. Bộ lông ngắn, mềm mại, dễ chải có mầu nâu, trắng, vện và trộn lẫn giữa chúng. Da chúng mềm mại, tạo cảm giác dễ chịu khi vuốt ve. Chúng có đôi mắt tròn lồi màu sẫm và hàm dưới hơi trề ra rất ngộ. Đuôi thẳng hoặc xoắn.

Tính cách
Pug là loại chó rất có cá tính, mặc dù chúng có kích thước khiêm tốn. Sống động, ồn ào, rất trung thành và tình cảm, luôn vui vẻ và thường là có khuynh hướng hài lòng với sự việc xung quanh là cá tính điển hình của giống chó này. Rất hiếu động và đáng yêu, thông minh nhưng cũng rất ranh mãnh, đôi lúc chúng cũng tỏ ra khá bướng bỉnh. Là loài chó thông minh, Pug dễ dàng thực hiện được các bài tập trong chương trình huấn luyện, nhanh chóng học hỏi được các kỹ năng cần thiết. Chó Pug rất nhạy cảm với thái độ và cao độ giọng của bạn khi ra lệnh, vì thế không nên quát mắng chúng khi không cần thiết. Không dễ bị kích động, nhưng cũng không phải là giống chó ù lì, chậm chạp, Pug rất thích hợp cho công việc trông nhà, rất tận tuỵ và không hay sủa vặt. Dễ hoà đồng với các loại chó và súc vật nuôi khác. Một trong những ưu điểm của Pug là thái độ rất thiện chí của chúng đối với trẻ nhỏ và khách. Một điều cần ghi nhớ đối với chủ nhân của loài chó này là chúng rất cần sự quan tâm của họ, và dễ trở nên ghen tỵ nếu chủ nhân không để ý đến chúng.

Chiều cao, cân nặng
Cao: Con đực 12-14 inches (30-36cm.), con cái 10-12 inches (25-30cm)
Trọng lượng: đực: 13-20 pounds (6-9kg.) và cái: 13-18 pounds (6-8kg.).

Các bệnh có thể gặp
Dễ bị cảm lạnh và bị stress khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Có xu hướng bị dị ứng và bệnh đường hô hấp do mũi quá ngắn (nhất là trong trường hợp phòng không thông thoáng). Thường hay bị chảy nước mắt. Không thuộc loại dễ và mắn đẻ. Khi ngủ có thể ngáy. Tuy vậy, nhìn chung đây là loại chó dễ nuôi. Không nên cho chúng ăn quá nhiều vì sẽ dẫn đến béo phì và ảnh hưởng đến tuổi thọ.



Điều kiện sống
Rất thích hợp cho các căn hộ có diện tích vừa phải. Tuy vậy lý tưởng nhất đối với Pug khi có không gian để chạy nhảy. Thích nghi kém với thời tiết nóng và lạnh, vì vậy lúc đó tốt nhất là nên giữ chúng ở trong nhà, nơi có nhiệt độ thích hợp.

Hoạt động
Là loài chó khoẻ mạnh với bốn chân ngắn, thẳng. Thích tham gia các trò chơi năng động và sẽ khoẻ mạnh hơn nếu bạn thường xuyên tập luyện với chúng. Tuy vậy không nên cho tập quá sức, nhất là khi bạn để ý thấy chúng bắt đầu thở dốc.

Sống lâu
Khoảng 12-15 năm.

Chăm sóc cho bộ lông
Đòi hỏi rất ít cho việc chăm sóc bộ lông. Chỉ cần chải lông đều đặn là đủ. Chỉ tắm cho chúng khi cần thiết. Sau khi tắm xong, cần lau khô và sấy ấm cho chúng ngay để tránh bị cảm lạnh. Vệt nước mắt trên mặt có thể lau cho chúgn thường xuyên. Pug là loại chó rụng lông theo mùa, tương đối nhiề
u.
Tổ tiên của giống chó Boxer là 2 giống chó thuộc nhóm Mastiff của Đức: Bullenbeiszer và Barenbeiszer. Sau đó chúng lại được lai tạo với giống Bulldog. Trước kia, giống chó này đã thu được nhiều giải thưởng như loại chó dùng để săn bò rừng và chó kéo xe. Tách xa hơn khỏi nguồn gốc của mình, tổ tiên của Boxer trở thành thành viên của các pháo đài cổ, và được sử dụng trong công việc chăn dắt đàn gia súc. Chúng cũgn khá phổ biến trogn các gánh xiếc rong và gánh hát lưu động bởi khả năng học hỏi các tiết mục khá nhanh nhạy. Việc lai tạo diễn ra tương đối bừa bãi cho đến tận năm 1904, khi mà chuẩn mực của giống chó này được đặt ra. Mặc dù có nguồn gốc từ nước Đức, nhưng tên gọi thuần Anh của chúng bắt nguồn từ cách sử dụng đôi chân trước như các võ sỹ quyền anh khi thượng đài. Ngày nay đây là một trong những giống chó thích hợp nhất cho các gia đình

Có thân hình gọn gàng, mạnh mẽ và bộ lông bóng mượt có màu vàng, trắng, nâu đốm vằn vện. Boxer có màu trắng không được công nhận ở một số câu lạc bộ. Đuôi thường được bấm cụt từ lúc khoảng 6 tuần tuổi. Tương tự như vậy, tai của giống chó này cũng được cắt nhỏ vảo lúc bé. Đầu của chó Boxer thuần chủng phải tỷ lệ hợp lý với thân hình của chúng, không có mỡ thừa và nhăn nheo. Hàm dưới hơi chìa ra so với hàm trên, hai mép cong lên phía trên. Khi chó ngậm mồm, răng và lưỡi không được hở ra. Mũi Boxer to có màu đen và hếch để lộ rõ lỗ mũi. Mắt có màu sẫm. Cổ phải tròn, nhiều cơ bắp và khoẻ mạnh và không được có các nếp chảy xệ. Thân hình phải vuông vức. Hai chân trước cần phải thẳng và song song với nhau.



Boxer là giống chó vui vẻ, thích chơi đùa, tình cảm, tò mò và rất hiếu động. Rất thông minh, có tính ham học cái mới và học khá nhanh nhưng cũng có thể khá bướng bỉnh. Đây là giống chó thích hợp cho các cuộc thi tài. Luôn luôn ở trạng thái vận động, chúng rất quyến luyến và gắn bó với gia chủ. Trung thành và tình cảm, chúng luôn tìm được tiếng nói chung với trẻ nhỏ. Một chú chó Boxer được nuôi nấng và dạy dỗ chu đáo sẽ có thể sống chan hoà với các loài chó và súc vật nuôi khác. Loài chó này có tên như môn thể thao đấm box bởi vì chúng rất thích sử dụng 2 chân trước như các võ sĩ quyền anh. Chúng đặc biết thích dùng 2 chân trước để đùa nghịch với cái bát đựng thức ăn của chúng. Ngoài ra chúng còn thích ngoạm tha các thứ đồ vật và đem dấu chúng ra xa. Bản năng của Boxer là bảo vệ chủ và gia đình. Các vị khách quen của gia chủ luôn luôn được Boxer chào đón một cách rất nhiệt tình. Giống chó này rất cần đến các hoạt động về thể chất, và hơn thế nữa, chúng rất cần sự quan tâm của chủ. Thói quen nhảy cẫng lên người khách để thể hiện sự mừng rỡ đôi khi đem lại sự bất tiện vì vậy cần phải huấn luyện chúng từ nhỏ để loại bỏ tập tính này. Dòng chó này được sinh ra để bảo vệ và trông coi nhà của bạn một cách hoàn hảo. Chính vì vậy chúng được sử dụng rộng rãi trong công việc của quân đội và cảnh sát. Việc dạy dỗ cần được tiến hành một cách chu đáo và toàn diện từ lúc chúgn còn nhỏ.

Chiều cao, cân nặng Cao: 22 - 25 inches (56 – 63 cm). Chó cái cao 21 – 24 inches (53–61cm)
Cân nặng: 60 - 70 pounds (27 – 32 kg). Chó cái 53 – 65 pounds (24 – 29 kg)

Các bệnh có thể gặp

Có thể mắc các bệnh về tim, bệnh về máu do lai giống không chính thống, bệnh mắt kém. Một số cá thể có thể ngáy hoặc thở khò khè. Boxer màu trắng dễ mắc bệnh điếc.
Điều kiện sống Có thể sống trong điều kiện căn hộ nếu có không gian dành cho nó tập luyện. Tuy vậy chúng tương đối thụ động trong không gian hẹp và thoải mái nhất khi ở không gian rộng như là sân vườn. Thời tiết nóng quá và lạnh quá sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của loài chó này.
Hoạt động Rất cần có các hoạt động tích cực đòi hỏi thể lực. Boxer cần có sự tập luyện thể lực hàng ngày, như là chạy theo xe hoặc các cuộc dạo chơi dài hơi. Rất thích đùa nghịch với bóng và các đồ chơi.

Sống lâu Khoảng 11 - 14 năm.

Chăm sóc cho bộ lông
Bộ lông mượt và ngắn dễ chăm sóc. Cần chải lông bằng bàn chải chuyên dụng. Chỉ tắm cho chúng khi cần thiết để loại bỏ dầu của chúgn khỏi da. Boxer rất sạch sẽ và thường tự liếm lông của chúgn giống như mèo vậy. Mức độ rụng lông trung bình.

Sự ưu việt của Boxer được thể hiện trong các công việc liên quan đến canh gác, bảo vệ, công việc của cảnh sát, quân đội, tìm kiếm cứu hộ…

khách sạn"vip" của chú mèo

Địa chỉ
Khách sạn: Le Jardin des Chats
60 Chemin de Pergue
30250 AUBAIS
Pháp

"Mèo cũng có quyền được sống tiện nghi" - đó là chủ trương của những ông chủ đã dựng nên khách sạn hạng sang dành cho mèo.

1 "thượng đế" của khách sạn Jardin des Chats

Quả đúng thế, những chú mèo nhà ta rõ ràng là "oách" cực kỳ luôn khi được thoải mái phởn phơ trong khách sạn này.


Quầy lễ tân

Khách sạn cung cấp đủ dịch vụ ăn uống, ngủ nghỉ, chơi bời, làm sạch lông,... (chuyện, VIP mà lại). Nhưng có vẻ như với những "thượng đế" của Jardin des Chats, 2 việc các meo meo chịu khó làm nhất là... ngủ và chơi, chơi và ngủ.


1



2



3



4



5


6



7



8



9



10


11



12
Tuy nhiên, đây là khách sạn xa xôi mãi tận Pháp, ở Việt Nam mình cũng có khách sạn cho chó mèo đấy. Đó là khu nhà rộng hơn 1.000 m2, ở Trương Định (Hà Nội) với 50 phòng chuyên để chăm sóc các bé mèo khi chủ nhân bận rộn.

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2009

Nuôi chó mèo không khoa học có thể gây bệnh

Theo tiến sĩ Trần Thị Hồng, Chủ nhiệm khoa Ký sinh trùng thuộc Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ tế TP.HCM, nuôi chó mèo, thú cưng hiện đang là một trào lưu mới của người dân TP.HCM. Tuy nhiên, đa số người dân vẫn nuôi chó mèo một cách tự nhiên (chủ yếu là thả rong) không có sự chăm sóc của thú y. Cách nuôi này là nguy cơ tiềm ẩn của bệnh do ấu trùng Toxocara Canis (giun đũa chó), Toxocara Cati (giun đũa mèo).

Đây là bệnh khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam và rất nguy hiểm do triệu chứng lâm sàng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác; bệnh chỉ có thể phát hiện khi thực hiện xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng.

Tại các bệnh viện (BV) TP.HCM, mỗi năm có khoảng 200 trường hợp bị bệnh giun đũa chó mèo. Trong đó có rất nhiều ca nhập viện với tình trạng bệnh nặng: sốt, ói, mê sâu, rối loạn hành vi, động kinh, liệt nửa người… Riêng ở BV Nhi đồng 2 TP.HCM, từ đầu năm đến nay đã có trên 20 ca nhập viện, ngoài những biểu hiện lâm sàng thể nặng trên, một số ca còn có hiện tượng xuất bầm máu, xuất huyết dưới da…

Bác sĩ Trần Phẩm Diệu, Phó khoa Nội tổng hợp 4 BV Nhi đồng 2, cho biết: Bệnh giun đũa chó mèo gây ra bởi một loại giun tròn sống trong ruột chó, mèo. Trứng theo phân chó mèo ra ngoài, phát triển thành trứng có phôi nhiễm trong đất, gây ô nhiễm môi trường. Trứng cũng có thể bị người nuốt, đặc biệt là ở trẻ em hay nghịch đất, hay ôm ấp chó mèo lại không thường xuyên rửa tay trước khi ăn, ăn rau sống rửa không kỹ. Trứng giun đũa chó hay mèo vào ruột non người nở thành ấu trùng, xâm nhập thành ruột, theo đường máu phát tán khắp cơ thể như cơ, não, mắt, tim…

Khi xâm nhập vào cơ thể người, ấu trùng không có giai đoạn trưởng thành mà chỉ là ấu trùng và đi đến cơ quan nào thì đóng kén tại cơ quan đó, gây viêm và kích thích tạo u hạt thâm nhiễm bạch cầu ái toan, và không bao giờ bài tiết trứng theo phân. Khi bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo, người bệnh có thể bị sốt, xanh xao, gầy ốm, ho khò khè kéo dài.

Ở thể nặng, khi ấu trùng định vị ở những nơi như hệ thần kinh trung ương, tim, phổi sẽ dẫn đến tình trạng co giật toàn thể hóa, phù não, nhức đầu kéo dài, liệt nửa người, liệt chi dưới, viêm não - màng não và có thể gây giảm thị lực dẫn đến lé mắt, mù mắt nếu không phát hiện kịp thời.

Trước phong trào nuôi chó mèo ngày càng tăng, để tránh nguy cơ bùng phát bệnh giun đũa chó mèo theo trào lưu này, các bác sĩ, nhà chuyên môn đã có lời cảnh báo không nên cho trẻ em tiếp xúc quá nhiều với chó mèo, nghịch đất, ăn đất; nên nuôi chó mèo với chế độ chăm sóc của thú y tốt như: kiểm tra định kỳ và điều trị giun cho chó mèo; nên rửa kỹ rau sống trước khi ăn và không ăn lòng heo, gà nấu không kỹ.